“Việc cung cấp (dầu) cho Cộng hòa Séc sẽ không được nối lại”, - bà nói.
Tuy nhiên bà Vashkovichova không cho biết thêm chi tiết.
Về phần mình, người đứng đầu Bộ Công Thương CH Séc Josef Sikela cho biết Praha và Warsaw đang cùng nhau tìm kiếm một giải pháp cung ứng phù hợp với các bên về quan điểm pháp lý và kỹ thuật. Công ty PKN Orlen của Ba Lan hiện nay đang sở hữu các nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Cộng hòa Séc.
Ông Sikela cũng đảm bảo rằng CH Séc có lượng dầu dự trữ chiến lược cho khoảng 90 ngày.
Transneft xác nhận một ngày trước đó rằng Ukrtransnafta ngày 4/8 đã ngừng bơm dầu từ Nga qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba tới Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia, do phía Nga không thể thực hiện thanh toán chi phí trung chuyển vì lệnh trừng phạt của EU.
Vào ngày 10 tháng 8 được biết công ty MOL của Hungary và nhà máy lọc dầu Slovnaft của Slovakia đã đồng ý với phía Ukraina để nối lại nguồn cung cấp và thanh toán chi phí trung chuyển. Dầu lại bắt đầu chảy qua đường ống.
Đường ống dẫn dầu Druzhba xuất phát từ tỉnh Samara của Nga, đi qua Bryansk và sau đó phân nhánh thành hai đoạn: đoạn phía bắc đi qua lãnh thổ Belarus, Ba Lan và Đức, và đoạn phía nam đi qua Ukraina, Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary.
Lượng dầu bơm qua đường ống trong năm 2019 lên tới 42,3 triệu tấn, trong đó có 3,8 triệu tấn đến Cộng hòa Séc, 5 triệu tấn cho Slovakia và 4,1 triệu tấn cho Hungary. Năm 2021, Transneft giảm lượng vận chuyển xuống còn 35,9 triệu tấn. Dự đoán vào năm 2022, nguồn cung sẽ tăng lên 45,5 triệu tấn.
Vào tháng 5, sau khi Budapest tuyên bố không thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga, cố vấn Bộ trưởng Năng lượng Ukraina Elena Zerkal nói rằng Kiev có đòn bẩy để tác động tới Hungary bằng việc trung chuyển qua Druzhba, đường ống “có thể xảy ra điều gì đó". Trong khi đó, ông Balazs Orban, Cố vấn của Thủ tướng Hungary lưu ý rằng các nước EU đảm bảo cho Budapest được cung cấp dầu của Nga qua dường biển nếu việc bơm qua đường ống Druzhba bị ngừng.