Nhà báo livestream trong phiên toà: Cần phải bảo vệ quyền riêng tư của con người

HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết với 100% đại biểu tán thành thông qua dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Sputnik
Phát biểu tại phiên họp, giải trình thêm về ghi âm, ghi hình, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ luật quy định là để bảo vệ quyền riêng tư của con người. Ông Bình lấy ví dụ:
Hai bên tranh chấp hợp đồng, tài sản ký kết bao nhiêu mà livetream đưa hết lên mạng, không được phép của người dân và những người tham gia phiên tòa là vi phạm quyền nhân thân, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, không chỉ có bị can, bị cáo - những người bị hạn chế quyền con người, mà có cả bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... những người này cũng có quyền bảo vệ bí mật tài sản.
Bộ TN&MT: Chúng tôi sẽ làm đến lúc người đầu cơ phải nhả đất ra hoặc trả Nhà nước
"Các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà bây giờ cũng ghi âm, ghi hình, livestream đưa hết lên mạng là câu chuyện vi phạm quyền con người. Pháp luật chúng ta cũng như các nước trên thế giới quy định chuyện này là xuất phát từ việc bảo vệ quyền con người", ông Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Chánh án TAND tối cao cũng khẳng định, việc livestream, ghi âm, ghi hình mà không được sự cho phép của Chủ tọa là không được vì có thể làm sao nhãng Hội đồng xét xử ảnh hưởng đến sự công tâm của phiên toà.
Trên cơ sở đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình mong người dân và truyền thông tôn trọng, chia sẻ áp lực của các Thẩm phán khi đứng trước mục tiêu lớn là phải đưa ra phán quyết đúng đắn liên quan các sinh mạng và bảo đảm quyền con người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có 4 ngày để xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết
"Đứng trước ống kính truyền thông, tâm trạng của bất cứ ai cũng sẽ bị sao nhãng, mong truyền thông chia sẻ việc này để Hội đồng xét xử làm đúng chức phận của mình, đảm bảo chất lượng phiên tòa", ông nói.
Tiếp thu ý kiến của UBTVQH, để bảo đảm quy định thống nhất giữa pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, khoản 4 Điều 23 về phạt tiền từ 1-7 triệu đồng, điểm c và điểm d được chỉnh lý như sau:
"Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự".
Thảo luận