Nợ công của Việt Nam giảm mạnh

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thông tin mới nhất được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP.
Sputnik
Cụ thể, mức nợ công năm 2017 tương đương 61,4% GDP, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 còn 55%, năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021 tương đương 43,1% GDP.
Đồng thời, nợ Chính phủ cũng giảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP. Nợ Chính phủ bảo lãnh từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP. Nợ chính quyền địa phương năm 2021 vào khoảng 0,6% GDP trong khi năm 2017 bằng 1,1% GDP.
Ngoài ra, nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP.
Tình hình lạm phát tại Việt Nam là không lường được
Như vậy, tính đến năm 2021, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2 %, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước vào khoảng 21,8%.
Tuy nhiên, một xu hướng đáng chú ý là việc nợ nước ngoài giảm trong khi nợ trong nước tăng lên, đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng; nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ.
Tính đến năm 2021 chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 316.000 tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 32 nghìn tỷ đồng, 30 nghìn tỷ đồng và 14.000 tỷ đồng.
Mặc lạm phát, GDP quý II của Việt Nam tăng 7,72%, cao nhất 10 năm qua
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 380.000 tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với hơn 188.000 tỷ đồng...
Dựa vào kết quả này, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu, phấn đấu tới năm 2030, nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
Thảo luận