Mỹ công khai thách thức giới hạn của Nga và sự thật đằng sau chính quyền Ukraina đầy tham nhũng

HÀ NỘI (Sputnik) – Mỹ công bố khoản viện trợ quân sự lớn nhất từ trước tới nay trị giá gần 3 tỷ USD cho Ukraina mặc cho những người dân nơi đây tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói. Việc chuyển giao thiếu suy nghĩ này cho chính quyền có lịch sử đầy tham nhũng sẽ gây ra hệ lụy gì? Đâu là “hố đen” khi Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraina?
Sputnik
Sputnik đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Minh Tâm - nhà nghiên cứu các vấn đề quân sự và chính trị thế giới xung quanh việc Mỹ đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá gần 3 tỷ USD cho Ukraina mới đây.

Vì lợi ích của mình, Mỹ sẵn sàng làm giàu trên xương máu của người dân Ukraina

Sputnik: Tổng thống Mỹ công bố gói viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraina, đây là đợt hỗ trợ an ninh lớn nhất cho tới nay của Washington, phải chăng thời điểm công bố gói viện trợ vũ khí lớn này báo hiệu quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraina trong xung đột?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Có một điều khá thú vị là truyền thông Mỹ và phương Tây đã gắn việc Mỹ công bố gói viện trợ 3 tỷ USD cho Ukraina với ngày quốc khánh của nước này như một món quà chúc mừng (23/8/1991 – 23/8/2022). Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng ngày đó cũng chính là ngày mà Quân đội Liên Xô thuộc các phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 2 đã giải phóng Kiev khỏi tay phát xít Đức cách đây 78 năm (ngày 23/8/1944).
Đương nhiên, Ukraina vẫn là một trong những ưu tiên của Mỹ trong chính sách chống Nga và cạnh tranh địa chiến lược với Nga ở Châu Âu. Mỹ không dễ dàng buông bỏ “đứa con hoang” mà họ đã “nuôi nấng” suốt từ năm 2004 với 2 cuộc “cách mạng màu” và đỉnh cao là vụ “Maidan Kiev” đẫm màu đầu năm 2014. Nhưng đó chỉ là góc nhìn từ bên ngoài mà Mỹ muốn tạo ra để chứng tỏ với thế giới và với chính quyền Volodymyr Zelensky rằng Mỹ luôn “kề vai sát cánh” Kiev trong cuộc chiến này. Còn nếu nhìn từ bên trong nước Mỹ, chúng ta sẽ có một bức tranh khác.
Mặc dù hãng truyền thông Anh Reuter có phỏng vấn 1.005 người Mỹ (một số lượng mãu khá ít ỏi) và thu được kết quả là có trên 50% số người được hỏi ủng hộ gói viện trợ này thì những mâu thuẫn nội tại trong lòng nước Mỹ không vì thế mà giảm đi. Giống như việc chính quyền Mỹ tăng cường viện trợ ồ ạt cho chính quyền và quân đội ngụy Sài Gòn trong những năm cuối của cuộc chiến, những gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Kiev trong 6 tháng chiến tranh vừa qua đã lên tới con số 10,6 tỷ USD để chứng tỏ rằng họ không buông bỏ Kiev. Thế nhưng hãng Reuter lại né tránh một câu hỏi qua trọng đối với người dân Mỹ. Đó là sự đánh giá của họ đối với hiệu quả của các gói viện trợ đó thế nào ?
Từ góc nhìn phản đề, chúng ta có thể thấy khối lượng viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Kiev luôn tăng theo tỷ lệ thuận với khối lượng tổn thất vũ khí khí tài của quân đội Kiev trên chiến trường. Thêm vào đó, tuyên bố của Nhà Trắng về mục tiêu của gói viện trợ này là không chủ yếu cung cấp cho quân đội Ukraina những vũ khí và các phương tiện quân sự có thể sử dụng trực tiếp ngay trên chiến trường như xe bọc thép, lựu pháo, tên lửa phóng loạt, súng chống tăng, đạn dược, UAV trinh sát và tấn công.v.v… mà là các phương tiện, các hệ thống phòng không, pháo binh, radar, máy bay trinh sát không người lái... để củng cố lại hệ thống phòng thủ của quân đội Ukraina. Điều này càng cho thấy những tổn thất rất nặng nề của quân đội Ukraina sau 6 tháng chiến tranh đã bộc lộ cho dù Kiev và Washington vẫn cố gắng che giấu.
Có một dấu hỏi tiếp theo mà các cơ quan truyền thông Mỹ và phương Tây cũng né tránh là tại sao gói viện trợ này lại có thời hạn triển khai kéo dài tới 2 năm, nghĩa là sẽ hoàn thành vào năm 2024 ? Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần làm rõ mục đích của gói viện trợ gần 3 tỷ USD lấy từ Quỹ Sáng kiến hỗ trợ Ukraina (USAI) cho phép chính quyền của ông Joe Biden mua vũ khí từ các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ chứ không còn viện trợ cho Ukraina bằng vũ khí lấy trong kho dự trữ của quân đội Mỹ.
Với động thái này, Nhà Trắng nhằm một số mục đích như sau:
Một là, thỏa mãn nhu cầu viện trợ quân sự cho Kiev nhưng lại tránh được sự phản ứng của giới quân sự Mỹ khi họ bất bình trước việc chính quyền Mỹ lấy vũ khí dự trữ đi viện trợ cho nước ngoài, khiến cho kho dự trữ vơi cạn trong khi ngân sách quốc phòng không dự chi các khoản bổ sung thay thế.
Ông Putin ký sắc lệnh về việc tăng quân số
Hai là, có vẻ như trái với một nhận định quen thuộc rằng Mỹ và phương Tây đang “mượn” cuộc chiến ở Ukraina để “thanh thải” vũ khí cũ để mua vũ khí mới. Tuy nhiên, mục đích tiếp theo của gói viện trợ này là nhằm “lấy lòng” các ông chủ của các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ mà vai trò của họ là đặc biệt quan trọng trong cuộc bầu cử bán phần Hạ nghị viên Mỹ (giữa nhiệm kỳ) sẽ diễn ra vào tháng 11-2022 tới đây.
Ba là, cũng vì cuộc bầu cử ấy mà Mỹ không thể “chiều lòng” các đồng minh Châu Âu trong NATO để sớm đi đến chấm dứt chiến sự như mong muốn của họ. Bằng gói viện trợ này, Đảng Dân chủ Mỹ muốn chứng tỏ với cử tri Mỹ rằng họ vẫn có khả năng lèo lái để người Mỹ được hưởng lợi thông qua xung đột Nga – Ukraina. Nói cách khác, vấn đề viện trợ cho Ukraina đã bị tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ của ông ta lợi dụng để “kiếm phiếu” trong cuộc bầu cử sắp tới.
Cuối cùng, chính sách chống Nga của Mỹ vẫn không hề thay đổi. Người Mỹ vẫn tin rằng càng kéo dài cuộc chiến, Nga sẽ suy kiệt, bất chấp việc các đồng minh của Mỹ và Châu Âu cũng khốn đốn không kém bởi các phản đòn kinh tế từ các lệnh cấm vận Nga gây ra, đặc biệt là về năng lượng.
Từ đó, có thể thấy rằng mục đích thực sự của những gói viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraina không phải là vì nền độc lập, chủ quyền của Ukraina mà là vì chính Mỹ và chỉ vì lợi ích của Mỹ mà thôi. Còn đối với các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ thì đây là cách làm giàu quen thuộc của họ. Đó là làm giàu trên xương máu đồng loại mà trực tiếp trong cuộc chiến này là tính mạng của người Ukraina. Thời gian triển khai gói viện trợ này lên tới 2 năm cho thấy ý định của người Mỹ là sẽ bằng mọi cách để làm cho cuộc chiến này kéo dài ít nhất là 2 năm tiếp theo.

Đâu là “hố đen” khi Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraina?

Sputnik: Việc chuyển giao thiếu suy nghĩ này sẽ gây ra hệ lụy gì, xin ông cho biết? Đặc biệt, khi vũ khí mà Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraina có thể bị lọt vào tay kẻ xấu, gây nguy hại tới an ninh khu vực và châu lục?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Như đã phân tích ở trên, gói viện trợ gần 3 tỷ USD mà ông Joe Biden vừa ký không phải để cung cấp cho Ukraina những vũ khí và phương tiện chiến tranh có thể đưa vào sử dụng ngay trên chiến trường mà là các phương tiện chiến tranh có tính hệ thống phòng thủ trên không, trên bộ và trên biển. Trong đó, quan trọng nhất là hệ thống phòng thủ đối không và đối hải. Những phương tiện này không thể đưa vào sử dụng ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu tác chiến cấp thiết mà sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể để lắp đặt, chạy thử, huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên, chiến đấu viên.v.v… Vì vậy mà khung thời gian triển khai gói viện trợ này lên đến 2 năm.
Mỹ đang hành động ở Ukraina theo kịch bản Afghanistan, không kiểm soát việc cung cấp vũ khí
Việc triển khai những hệ thống phòng thủ như vậy sẽ được các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO giám sát chặt chẽ đến từng chi tiết chứ không thể đơn giản như việc giao một khẩu súng chống tăng Javelin cho một chiến binh nào đó sử dụng để rồi anh ta có thể vớt bỏ lại trên chiến trường. Hơn nữa, chúng ta đã chứng kiến các khẩu pháo hiện đại của Đức, của Pháp, các xe bọc thép hiện đại của Anh đã bị quân đội Ukraina vứt bỏ lại trên chiến trường Severodonetsk - Lisichansk khi tháo chạy và đã bị các lực lượng vũ trang LNR chiếm được.
Tất nhiên là việc để lọt các vũ khí giết người vào tay các thế lực khủng bố quốc tế luôn là điều nguy hiểm. Chính vì vậy mà người Mỹ đặt vấn đề kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn các gói viện trợ quân sự của mình cho Kiev. Với sự giám sát như vậy, khó có một thế lực khủng bố quốc tế nào có thể chiếm đoạt được. Nga cả khi chiếm đoạt được một phần của hệ thống vũ khí ấy thì nó cũng mất tác dụng hoặc không thể phát huy tác dụng do chúng bị tách rời khỏi hoạt động đồng bộ của hệ thống.

Mỹ không màng đến hệ quả bất chấp việc có thể xảy ra cuộc chiến mới

Sputnik: Nhìn lại sự việc Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky gần đây sa thải một số quan chức cấp cao và đây vấn đề mà chính quyền Mỹ gần như đã bỏ qua kể từ khi xung đột nổ ra: từ lịch sử đầy tham nhũng, cách quản lý lỏng lẻo của chính quyền Kiev đến việc những người dân thường vô tội tiếp tục sống trong cảnh nghèo đói. Xin ông phân tích thêm những bí ẩn đằng sau câu chuyện này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Cũng như hầu hết các chính quyền “bù nhìn” do người Mỹ dựng lên trên khắp thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai; mọt “dự án nhân sự” của chính quyền Kiev đều do người Mỹ thao túng. Lý do thực sự để thay thế các quan chức trong chính quyền Kiev nói riêng và các chính quyền kiểu “Pupet Governement” là độ trung thành của họ đối với chế độ của ông Zelensky và quan trọng hơn nữa là trung thành với sự chỉ đạo của Washington. Lý do tham nhũng và quản lý lỏng lẻo chỉ một trong các lý do được nêu ra để “an dân”.
Nhưng chính sự thay thế các nhân vật quan trọng ở Kiev lại cho thấy rằng chính quyền này đang có những rạn nứt nghiêm trọng trong nội bộ, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giới quân sự-an ninh và giới chính trị-kinh tế. Điều này đã từng xảy ra liên miên trong thời gian tồn tại của chính quyền ngụy Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam và là nguyên có trực tiếp của các cuộc đảo chính tại đây trong các năm 1960, 1963, 1964, 1965… Và chỉ đến khi quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến thì “loạn đảo chính” ở miền Nam Việt Nam mới được dẹp yên.
Vì vậy, có thể thấy việc tổng thống Volodymyr Zelensky gần đây đã sa thải một loạt các quan chức cao cấp, từ quân sự tới an ninh, công tố và kinh tế cho thấy ông ta đã có được những thông tin từ CIA về việc sắp sửa bị “đâm dao sau lưng”. Vấn đề là ở chỗ không chỉ người dân Ukraina đã quá chán ghét chính quyền Kiev mà ngay cả trong hàng ngũ quan chức cao cấp Ukraina cũng đã xuất hiện những người có tư tưởng lành mạnh, trung dung, ôn hòa và quan trọng nhất là họ không muốn nhìn thất đất nước suy vong và sụp đỏ ngay trước mắt mình, trước sự bất lực của chính mình.
Biden bị gọi là biểu tượng cho sự suy tàn của Mỹ
Tất nhiên là với mục đích kéo dài chiến tranh, Washington không thể để bất kỳ một cuộc tranh giành, xâu xé nội bộ chống lại Zelensky diễn ra ở Kiev. Do đó, Mỹ tìm mọi cách để giúp Zelensky loại bỏ những người bất đồng chính kiến với mình chứ không hẳn vì họ tham nhũng và quản lý kém. Ở đây, tôi có thể nhắc lại lời thú nhận của Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố vấn an ninh đối ngoại của Nhà Trắng, cựu ngoại trưởng Mỹ sau khi ông ta buộc phải đặt bút ký Hiệp định Paris 1973 mà ông ta biết chắc chắn rằng điều đó sớm muộn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam:
“Điều đó (ám chỉ cuộc đàm phán Paris) có bõ công không ? Đối với chúng ta thì hẳn rồi… Chúng ta đã ra khỏi cuộc chiến. Nhưng đối với họ (ám chỉ chính quyền Sài Gòn) thì chắc chắn là không rồi. Bởi suy cho cùng, sự tồn tại của họ là cái cớ của cuộc chiến”.
Không ít chính khách Mỹ đã đồng tình với nhận định của Tiến sĩ Henry Kissinger cách đây 8 năm rằng Mỹ và phương Tây đã không hiểu tầm quan trọng của Ukraina đối với Nga về an ninh tới mức nào. Và với những sai lầm, Mỹ và phương Tây có thể đưa nhân loại đến một cuộc “chiến tranh lạnh” mới. Giờ đây, khi nhân định đó ứng nghiệm, không chỉ một vài Hạ nghĩ sĩ Mỹ mà nhiều chính khách Mỹ ở cả hai Đảng đang nghi ngờ tính hiệu quả của các chính sách gần đây do Nhà Trắng đưa ra. Trong khi vấn đề Ukraina được Nhà Trắng đặc biệt quan tâm thì vấn đề quan trọng hơn nhiều đối với vận mệnh của nước Mỹ là có tiếp tục thỏa thuận mới với Nga về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược lại hầu như bị Nhà Trắng lãng quên.
Xin cảm ơn Đại tá Nguyễn Minh Tâm về những phân tích hết sức sâu sắc trên!
Thảo luận