Ông Denis Perepelitsa, Trưởng khoa Thị trường tài chính thế giới và Công nghệ tài chính Đại học Kinh tế Nga Plekhanov nhận định với hãng tin Prime.
Theo chuyên gia này, những hành động không thân thiện của Ba Lan đối với Đức, cụ thể là việc các chính trị gia Ba Lan kêu gọi đòi lại những vùng lãnh thổ bị mất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng có thể trở thành cú hích dẫn đến sự sụp đổ của cộng đồng này.
Ngoài ra, sau đợt cách ly phong tỏa do đại dịch coronavirus, những đảng phái chủ trương đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của Liên minh châu Âu đã mạnh lên, chính sách của các nước bắt đầu xa dần định hướng chung của cộng đồng, ông Perepelitsa cho biết thêm.
Ông cho rằng Ba Lan và Hungary sẽ là những nước nối tiếp Vương quốc Anh rời EU do quan điểm khá bảo thủ của người dân và chính phủ ở đó. Điều này có thể dẫn đến việc giải thể liên minh hoặc tái định dạng với thành phần cắt giảm, nguồn tin phán đoán.
“Có khả năng cao là sau khi một nước thành viên khác rời khỏi EU thì sẽ bắt đầu diễn ra sự việc được gọi là phản ứng dây chuyền”, - chuyên gia nhấn mạnh.