Pfizer hợp tác với Medochemie, tin Việt Nam có thể thành trung tâm dược phẩm của ASEAN

Pfizer hợp tác với Medochemie, hãng dược có trụ sở tại Síp, sản xuất thuốc tại Việt Nam nhằm cung cấp ra thị trường một số loại thuốc ở cả dạng viên nén, viên nang; gel - kem; và thuốc tiêm vô trùng.
Sputnik
Theo đại diện Pfizer, việc bắt tay với Medochemie phù hợp với tầm nhìn của chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dược phẩm đất nước, đồng thời tin tưởng rằng Việt Nam có tiềm năng phát triển thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm dược phát minh tại ASEAN.

Pfizer hợp tác với Medochemie sản xuất thuốc tại Việt Nam

Việt Nam đã đưa nền kinh tế của mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình khá.
Ghi nhận điều này, Pfizer đã quyết định thành lập quan hệ đối tác với Việt Nam để sản xuất một số loại thuốc tại thị trường châu Á, vốn đang phát triển nhanh chóng.
Công ty đã ký thỏa thuận với Medochemie, nhà sản xuất thuốc có trụ sở tại Síp với 3 cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Pfizer sẽ chuyển giao công nghệ cho phép Medochemie sản xuất 11 sản phẩm của Pfizer, bao gồm 4 loại thuốc tiêm vô trùng và 7 loại thuốc dạng viên nén.

Nâng cao tiêu chuẩn sản xuất dược phẩm cho Việt Nam

Việc Pfizer bắt tay với Medochemie sản xuất thuốc tại Việt Nam là bước tiến quan trọng và phù hợp với tầm nhìn của Chính phủ quốc gia Đông Nam Á này.
“Quan hệ đối tác phù hợp với tầm nhìn của chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dược phẩm địa phương”, Roma Nair, đại diện Pfizer nhấn mạnh.
Sự hợp tác này giúp đưa nền tảng sản xuất và công nghệ toàn cầu của Pfizer đến Việt Nam.
Đại dịch COVID-19
Sau AstraZeneca, Việt Nam nhận tin vui từ Pfizer
“Đồng thời giúp nâng cao tiêu chuẩn sản xuất trong nước lên ngang tầm với tiêu chuẩn sản xuất ở các thị trường quốc tế”, bà Roma Nair nêu rõ.
Tại Việt Nam, Medochemie kinh doanh 3 loại sản phầm chính là thuốc dạng viên nén và viên nang; gel và kem; và thuốc tiêm vô trùng.

Cạnh tranh tại Việt Nam

Pfizer không nói rõ sẽ đầu tư bao nhiêu vào hoạt động này, nhưng theo VnEconomy đưa tin rằng Medochemie đã đầu tư 100 triệu USD vào Việt Nam cho các mảng kinh doanh của mình. Họ có công ty với tổng diện tích khoảng 63.500 mét vuông và đang sản xuất khoảng 100 loại thuốc trong nước.
Pfizer đang theo chân một số đối thủ cạnh tranh vào Việt Nam. Vào năm 2016, Sanofi đã ký một thỏa thuận với VinaPharm, theo đó đầu tư 75 triệu USD vào một cơ sở sản xuất của Sanofi tại TP.HCM để sản xuất thuốc theo toa, thuốc gốc và thuốc không kê đơn.
Cùng năm đó, Taisho của Nhật Bản đã trả 97 triệu USD để trở thành cổ đông thiểu số tại DHG Pharma của Việt Nam. Abbott đã mua lại nhà sản xuất Glomed của Việt Nam với số tiền không được tiết lộ, đồng thời mở thêm hai cơ sở sản xuất trong nước.

Việt Nam có tiềm năng thành trung tâm dược phẩm của ASEAN

Trước đó, hồi năm 2019, Pfizer cũng ký kết thỏa với Medochemie trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất các loại thuốc phát minh của Pfizer tại Việt Nam.
Khi đó, hãng tuyên bố tương tự rằng, quan hệ hợp tác giúp mang công nghệ toàn cầu của Pfizer và nền tảng vận hành của các sản phẩm khó sản xuất như thuốc tiêm đến Việt Nam và giúp nâng cao tiêu chuẩn sản xuất thuốc của Việt Nam tiệm cận với tiêu chuẩn các thị trường phát triển trên thế giới.
Đại dịch COVID-19
Nghiên cứu chứng tỏ Sputnik V vượt trội Pfizer trong việc chống chủng Omicron
Đặc biệt, theo ông Bradley Allen Silcox, trên cương vị Trưởng đại diện Pfizer Thái Lan tại Việt Nam khi đó cho hay, Pfizer rất cảm ơn Bộ Y tế Việt Nam và Chính phủ Việt Nam về tầm nhìn trong việc cải thiện năng suất và năng lực của ngành dược phẩm, và đã tạo ra một hệ sinh thái giúp bệnh nhân tiếp cận quá trình chăm sóc và điều trị chất lượng.

“Quan hệ hợp tác với Medochemie cũng phản ánh cam kết của chúng tôi với Việt Nam; chúng tôi vô cùng tin tưởng rằng Việt Nam có tiềm năng phát triển thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm dược phát minh tại ASEAN”, đại diện Pfizer tuyên bố.

Pfizer sẽ tiếp tục làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cũng như nâng cao năng lực địa phương để cung cấp các sản phẩm dược bao gồm thuốc điều trị ung thư và thuốc dạng tiêm, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần phát triển ngành khoa học đời sống tốt hơn tại địa phương.
Thảo luận