PV Drilling cho Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro thuê giàn PV Drilling I

Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) vừa ký hợp đồng cho Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro thuê giàn khoan PV Drilling I, một trong 4 giàn khoan tự nâng của PVD.
Sputnik
Trước đó, PV Drilling cũng đã cho Liên doanh thăm dò dầu khí Việt - Nga là Vietsopetro thuê giàn PV Drilling II, khai thác tại Lô 09-1 ngoài khơi Việt Nam theo hợp đồng đã ký.
Trong khi đó, nhóm Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của PV Drilling khiến PVD bật tăng trần trở lại mạnh mẽ.

PVD ký hợp đồng cho Vietsovpetro thuê giàn tự nâng PV Drilling I

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling – Mã HoSE: PVD) vừa công bố nghị quyết ký hợp đồng cho Công ty Vietsovpetro thuê giàn PV Drilling I.
Trước đó, theo Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, giàn khoan tự nâng PV Drilling I là một trong 4 giàn khoan tự nâng của PVD, được đóng theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn của Công ty Keppel Offshore & Marine (Singapore), hoạt động tại các khu vực biển Đông Nam Á, Đông Á và Viễn Đông, Úc và châu Đại Dương với độ sâu đáy biển lớn nhất là 90 m.
Cùng với đó, giàn PV Drilling I có khả năng thi công giếng khoan có độ sâu 25.000 ft (tương đương 7.600 m) và có thể cho phép 120 người cùng tham gia làm việc trực tiếp trên giàn cùng lúc.
Với Liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga - Vietsovpetro, hồi cuối tháng 3, PVD cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV Drilling II với doanh nghiệp này để thực hiện 5 giếng khoan chắc chắn tại Lô 09-1, bể Cửu Long, ngoài khơi vùng biển Việt Nam (hiện Người Điều hành: Liên doanh Dầu khí Việt – Nga).
Như Sputnik trước đó cũng đưa tin, giàn PV Drilling II là giàn khoan biển tự nâng thứ hai của PV Drilling hoạt động chính thức vào ngày 15/9/2009, có khả năng thi công giếng khoan có độ sâu đến 30.000 ft (tương đương 9.144m chiều sâu khoan).
Đến quý III, theo kế hoạch, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí sẽ hoàn thành chiến dịch khoan cho Vietsovpetro, và PV Drilling II sẽ được chuyển sang Indonesia phục vụ chiến dịch khoan của khách hàng tại vùng biển Natuna, Block A từ đầu quý III/2022.
Nhiều giàn khoan PV Drilling không có việc, may còn giàn của Vietsovpetro và nước ngoài

Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của PV Drilling

Trước đó, ngày 5 tháng 9, một thông tin rất đáng chú ý được báo chí trong nước đưa tin liên quan đến Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí Việt Nam đó là việc Quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn tại PVD khi mua vào 3,1 triệu cổ phiếu PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) thông qua 2 quỹ thành viên.
Cụ thể, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital vừa mua vào 3,1 triệu cổ phiếu PVD để nâng sở hữu từ 4,77% lên 5,33% và trở thành cổ đông lớn tại PVD. Trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund mua 3 triệu cổ phiếu nâng sở hữu từ 2,34% lên 2,88% vốn điều lệ và KB Vietnam Focus Balanced Fund mua 100.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0,09% lên 0,11% vốn điều lệ.
Ngay khi thông tin các quỹ thành viên của Dragon Capital vừa mua vào 3,1 triệu cổ phiếu PVD của Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí cổ phiếu PVD bật tăng trần trong phiên chiều ngày 9/9, đóng cửa tại mốc 20.500 đồng/cp. Thực tế, gần đây, vì ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường chung, cổ phiếu PVD đã có phiên giảm kịch sàn ngày 7/9 khi VN-Index bốc hơi hơn 34 điểm.
Trong một diễn biến khác, ngày ngày 31/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã quyết định đưa cổ phiếu PVD vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin).
Nguyên nhân khiến HoSE công bố quyết định này là vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm là số âm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm ghi nhận âm 115,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 97,6 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của PVD nửa đầu năm 2022

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của PV Drilling tăng 0,1% so với đầu năm lên 20.786,7 tỷ đồng.
Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 13.755,6 tỷ đồng, chiếm 66,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.432,7 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.257,2 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tiếp tục giảm 15,6% so với đầu năm, tương ứng giảm 417,8 tỷ đồng về 2.257,2 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 25,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 496,9 tỷ đồng lên 2.432,7 tỷ đồng.
Nửa đầu năm, doanh thu thuần của PVD tăng 35% lên 1.505 tỷ đồng. Trong đó, bộ phận cung cấp dịch vụ khoan đem về 988 tỷ đồng doanh thu, còn mảng cung cấp dịch vụ giếng khoan và dịch vụ khác thu về gần 504 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo báo cáo tài chính thì mảng dịch vụ khoan của PVD ghi nhận lợi nhuận gộp âm gần 39 tỷ trong khi mảng cung cấp dịch vụ giếng khoan và dịch vụ khác có lãi 160 tỷ.
Công ty có thuyết minh doanh thu tài chính giảm chủ yếu do lãi tiền gửi giảm 32,77 tỷ đồng về 34,98 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng chủ yếu do lỗ tỷ giá tăng thêm 60,56 tỷ đồng lên 67,39 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% và ghi nhận lỗ trong 6 tháng đầu năm dẫn tới lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối giảm từ 1.922,9 tỷ đồng về còn 953,5 tỷ đồng.
Chứng khoán BSC đánh giá, giá dầu tăng cao giúp cải thiện nhu cầu sử dụng giàn khoan tự nâng tại khu vực, từ đó đảm bảo nguồn công việc ổn định cho PVD và dự báo hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng của PVD trong thời gian tới sẽ tăng trở lại và đạt mức trung bình 77% cho cả năm 2022.
Tuy nhiên, giá thuê ngày giàn khoan tự nâng vẫn ở mức thấp hơn so với khu vực. Do vậy, chứng khoán BSC cho rằng giá thuê ngày của PVD sẽ phục hồi trở lại kể từ quý III/2022, và đạt mức trung bình năm 2022 là 60.000 USD/ngày (tăng 15% so với năm ngoái).
Vietsovpetro hạ thủy thành công khối thượng tầng giàn CTC2 mỏ Cá Tầm Lô 09-3/12
Liên quan đến việc PV Drilling đang đấu thầu các hợp đồng mới ở thị trường Thái Lan và Indonesia, Chứng khoán Rồng Việt nhận định các hợp đồng mà PVD đang đấu thầu hiện tại đã dài hơn rất nhiều so với 3 - 6 tháng ở các hợp đồng trước đó. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của PVD cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2022 nhờ hiệu suất sử dụng cao hơn và không còn chi phí bất thường như trong 2 quý đầu năm.
Cũng theo Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, trong năm 2022, PV Drilling đặt kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng và không đưa kế hoạch lợi nhuận.
Thảo luận