"Quá trình tham vấn được tổ chức tại Samarkand ở cấp điều phối viên quốc gia của các quốc gia thành viên SCO chỉ ra rằng tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, được tổ chức vào ngày 15-16 tháng 9, sẽ thông qua quyết định để kết nạp sáu đối tác đối thoại mới vào tổ chức, bốn trong số đó là quốc gia Ả Rập", - Nurimbetov nói.
Theo ông, hội nghị thượng đỉnh Samarkand sẽ là "một bước đột phá trong việc mở rộng số lượng các quốc gia đối tác của SCO."
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Uzbekistan Vladimir Norov cho biết tại hội nghị thượng đỉnh ở Samarkand sẽ ký các biên bản ghi nhớ về việc cấp tư cách đối tác đối thoại trong SCO với Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia. Ngoài ra còn dự kiến sẽ chấp thuận đơn của Bahrain và Maldives xin trở thành đối tác.
Hôm thứ Ba, đặc phái viên của Tổng thống Liên bang Nga về các vấn đề SCO, Đại sứ Bộ Ngoại giao Nga Bakhtiyor Khakimov nói với Sputnik rằng tại hội nghị thượng đỉnh, các tổ chức sẽ xem xét đơn xin cấp tư cách đối tác đối thoại của Myanmar.
SCO
SCO là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 2001. Các nước tham gia tổ chức này là Ấn Độ, Kazakhstan, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan, Pakistan và Uzbekistan. Các quốc gia quan sát là Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ, các nước đối tác - Azerbaijan, Armenia, Campuchia, Nepal, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka. Tại hội nghị thượng đỉnh SCO ở Dushanbe vào tháng 9 năm 2021, đã bắt đầuthủ tục kết nạp Iran vào tổ chức và trao tư cách đối tác đối thoại cho Ai Cập, Qatar và Saudi Arabia. Năm nay, Belarus chính thức xin gia nhập SCO với tư cách là thành viên đầy đủ.