Xu hướng mua hàng online của người Việt và nền kinh tế Internet tại Việt Nam

Dự kiến đến năm 2025, tổng doanh thu kinh tế Internet tại Việt Nam có thể lên tới 57 tỷ USD, chỉ xếp sau Indonesia ở ASEAN.
Sputnik
Người Việt ngày càng chuyển sang mua sắm trên mạng nhiều hơn. Thống kê cho thấy, trung bình, trong năm 2021, giá trị mua sắm trực tuyến của một người ước đạt 251 USD, dự kiến có thể đạt 260 - 285 USD trong năm 2022 (tương đương khoảng 6,1 - 6,6 triệu đồng).

Doanh thu kinh tế Internet của Việt Nam tăng nhờ thương mại điện tử

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương đã công bố Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022.
Cuốn Sách trắng này được xây dựng từ kết quả điều tra gần 5.000 người tiêu dùng và khoảng 10.000 doanh nghiệp.
Đặc biệt, Sách trắng năm nay cũng tập hợp số liệu của các tổ chức uy tín trên thế giới về nghiên cứu thị trường thương mại điện tử, qua đó mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển thương mại điện tử của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 được xem là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị quản lý nhà nước, các chuyên gia, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.
Mua hàng online: Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á
Theo số liệu ghi nhận, bất chấp những khó khăn do đại dịch mang lại, thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 16%, với doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD trong năm 2021.
Doanh thu bán lẻ thương mại điện tử chiếm tỷ trọng 7% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Đến 2025, doanh thu thương mại điện tử dự báo sẽ đạt 39 tỷ USD.
Giai đoạn 2021-2025, doanh thu kinh tế Internet của Việt Nam ước tính vào khoảng sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn 2 lần so với năm 2021 (với 21 tỷ USD).
Trong năm 2021, lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến của Việt Nam là 54,6 triệu người, có tăng so với năm 2020. Trung bình, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt 251 USD vào năm 2021, dự kiến có thể đạt 260-285 USD trong năm 2022 (tương đương 6,1 - 6,6 triệu đồng).

Những xu hướng chung của thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong năm 2022, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2021.
Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam bao gồm doanh thu tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được giao dịch qua kênh thương mại điện tử (ngoại trừ các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, trò chơi trực tuyến).
Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước chiếm 7,2 - 7,8%. Tỷ lệ người dân sử dụng internet chiếm 75%. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến chiếm 74,8%.
Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ người sử dụng smartphone mua sắm trực tuyến là khoảng 91%, cao hơn so với năm 2021.
Việt Nam hợp tác với Amazon về phát triển thương mại điện tử
Các mặt hàng mua sắm trực tuyến phổ biến có thể kể đến là quần áo, giày dép, mỹ phẩm (chiếm 69%), đồ gia dụng (chiếm 64%), đồ công nghệ và điện tử (khoảng 51%). Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn lên mạng để đặt vé máy bay, đặt tour, vé xem phim online,...
Theo khảo sát, đơn hàng mua sắm trực tuyến của một người trong một năm có thể chia làm các mức sau: đơn hàng dưới 2 triệu chiếm 25%, từ 2 - 5 triệu chiếm 32%, từ 5-10 triệu chiếm 19%, trên 10 triệu đồng chiếm 24%.
Đa phần người tiêu dùng Việt Nam chọn mua hàng qua các trang web thương mại điện tử. Dù vậy, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là phương thức thanh toàn chính, chiếm 73% trong năm 2021.
Trong khi đó, việc sử dụng ví điện tử, thẻ tín dụng để thanh toán có tăng nhưng vẫn ở mức thấp, chưa tới 50%.

Người Việt quan tâm điều gì khi mua hàng online?

Bên cạnh đó, người Việt cũng có xu hướng chuyển sang mua hàng ở các trang thương mại điện tử quốc tế do các lý do như: giá rẻ (61%), chất lượng sản phẩm tốt (49%) và thương hiệu nước ngoài (23%).
Khảo sát cho thấy, khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu quan tâm đến các tiêu chí sau: uy tín của website; ứng dụng thương mại điện tử; giao hàng nhanh và linh hoạt theo lịch đặt của khách hàng; nhiều chương trình khuyến mãi; giá rẻ hơn so với mua tại cửa hàng…
Ở chiều ngược lại, khi mua hàng trực tuyến, các trở ngại có thể đến từ hàng chất lượng kém so với quảng cáo, thông tin cá nhân có nguy cơ bị tiết lộ, chi phí vận chuyển cao, chất lượng dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng kém.
Sàn thương mại điện tử “mở đường” cho doanh nghiệp “Made in Vietnam” chiến thắng xuyên biên giới
Nguyên nhân khiến cho người dùng chưa mua sắm trực tuyến là do mua hàng tại cửa hàng thuận tiện hơn, do khó kiểm định chất lượng hàng hóa khi mua qua mạng; do không tin tưởng đơn vị bán hàng, do sợ lộ thông tin cá nhân; hoặc vì chưa có kinh nghiệm mua hàng trên mạng.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, năm 2022, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử chính thức có hiệu lực.
Khung pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử đang dần được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là khi thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh và mạnh thời gian qua.
Thương mại điện tử ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống thương mại nội địa, góp phần tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước.
Thảo luận