Trước đó, WSJ có bài xã luận viết rằng nền kinh tế Mỹ đang hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, do giá khí đốt cao đang buộc các công ty châu Âu chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ.
Theo Ordzhonikidze, Mỹ lại một lần nữa trở thành nước hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
"Rõ ràng, tất cả sự gia tăng căng thẳng xung quanh Ukraina đã được lên kế hoạch từ trước nhằm làm suy yếu cả Nga và châu Âu càng nhiều càng tốt. Nếu họ muốn làm suy yếu Nga về mặt chính trị và quân sự, thì họ muốn làm suy yếu châu Âu, với tư cách là đối thủ cạnh tranh của mình, càng nhiều càng tốt về kinh tế. Thủ phạm của tất cả những điều này, nước khơi mào cho mọi sự như hiện nay là Hoa Kỳ. Washington đang tìm cách sử dụng Ukraina để làm trầm trọng thêm tình hình càng nhiều càng tốt và đương nhiên, làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh kinh tế của mình", - Ordzhonikidze nói.
Đồng thời, chuyên gia này nhấn mạnh rằng Washington không muốn xảy ra một cuộc xung đột toàn cầu.
"Họ (Hoa Kỳ) quan tâm đến việc sử dụng Ukraina để làm suy yếu Nga và châu Âu càng nhiều càng tốt. Và tôi không nghĩ rằng mọi chuyện sẽ dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu", - ông nói.
Trước đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic phát biểu bên lề Đại hội đồng LHQ (GA) rằng tình hình thế giới chẳng báo trước điều gì vui và đang lao tới một cuộc xung đột rất lớn.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.