Ấn Độ cấm xuất khẩu, Trung Quốc tăng mua, gạo Việt Nam dư sức vượt kế hoạch xuất khẩu

Nếu không có biến cố nào lớn xảy ra, nhiều khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ vượt kế hoạch đề ra trong năm 2022 một cách dễ dàng.
Sputnik
Những diễn biến mới nhất về thị trường gạo thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành gạo Việt Nam, đưa sản phẩm gạo Việt tham gia cuộc đua về giá trị.

Khả năng xuất khẩu gạo vượt kế hoạch đề ra

Đầu năm 2022, những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung do căng thẳng leo thang và giá vận chuyển tăng cao đã khiến giá lương thực nói chung và giá gạo nói riêng tăng lên nhanh chóng.
Từ tháng 3, thị trường hàng hóa lại bị đe doạ bởi lạm phát, trong khi các Ngân hàng Trung ương thế giới bắt đầu cuộc chiến tăng lãi suất. Dù vậy, giá gạo thô vẫn duy trì ổn định trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu.
Trên thị trường nội địa, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao theo đà tăng của giá nông sản thế giới. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được xuất khẩu ở mức 433 USD/tấn, tức là đã tăng 10% so với mức giá thời điểm đầu năm nay.
Cơ hội gạo Việt Nam vươn lên dẫn đầu thế giới sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ
Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến hết ngày 15/9, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 5,02 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ.
Việt Nam dự kiến xuất khẩu gạo khoảng 6,3 đến 6,5 triệu tấn trong năm 2022, cao hơn 100.000 đến 200.000 tấn so với năm 2021.
Trong 4 tháng còn lại, xuất khẩu đạt khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn. Như vậy, nếu không có biến cố nào lớn, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 nhiều khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, bức tranh cung cầu của thị trường gạo đang có xu hướng tăng trong giai đoạn quý IV/2022 và đầu năm 2023. Châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng thời tiết xấu, khiến nguồn cung gạo thiếu hụt nghiêm trọng.
“Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu khẩu, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, theo tôi giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới”, - ông Dương Đức Quan, Phó Tổng Giám đốc MXV, cho biết.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo yêu cầu các Bộ liên quan nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp ổn định thị trường giá cả lúa gạo và bảo đảm lợi ích người nông dân.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành chủ động theo dõi, bám sát tình hình để thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp, kịp thời theo thẩm quyền và quy định pháp luật, bảo đảm an ninh lương thực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo bất ngờ của Ấn Độ giúp Việt Nam hưởng lợi
Vì gạo là loại lương thực thiết yếu, nhu cầu sử dụng mặt hàng này sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như những mặt hàng khác.
Trong bối cảnh nguồn cung suy giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.

Triển vọng tích cực cho nhiều doanh nghiệp

Thời gian gần đây, nhiều thương nhân Trung Quốc đã bắt đầu hỏi mua gạo tấm của Việt Nam. Một số đại diện doanh nghiệp tin rằng, đây là tín hiệu tích cực cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Ngay đầu tuần này, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đã tăng 20 USD/tấn so với tuần trước. Tuy nhiên, Hiệp hội lương thực Việt Nam lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu cần bám sát thị trường vì lượng gạo sắp thu hoạch từ nay đến cuối năm chỉ khoảng 2 triệu tấn.
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm, áp thuế đối với các loại gạo khác
"Lưu ý doanh nghiệp thận trọng thị trường và mùa vụ thu hoạch sắp tới vì lượng gạo sắp thu hoạch cũng không còn nhiều", - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam khuyến cáo.
Các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo tấm và "gạo dài không thơm" sang thị trường châu Phi và Trung Quốc đang có cơ hội mở rộng đối tượng khách hàng mới bởi từ trước tới nay, gạo Ấn Độ khá cạnh tranh với gạo Việt Nam ở thị trường này.
Thảo luận