Sa thải hàng loạt nhân viên, chuyện gì đang xảy ra với Shopee?

Thời gian qua, Shopee đã tiến hành một loạt các biện pháp cắt giảm chi phí và điều chỉnh nhân sự, trong đó có việc sa thải hàng loạt nhân viên ở các thị trường khác nhau.
Sputnik
Những khó khăn mà Shopee và công ty mẹ Sea Limited đang gặp phải sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực để giải quyết, tháo gỡ.

Shopee điều chỉnh nhân sự, cắt giảm chi phí

Theo iPrice, dù bắt đầu muộn tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử Shopee đã nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc, thống trị thị trường thương mại điện tử nội địa.
Tính đến quý 1 năm nay, đã có đến 84,5 triệu lượt truy cập trang web của Shopee mỗi tháng. Con số này nhiều gấp 2,6 lần tổng lượng truy cập của cả 2 sàn thương mại điện tử lớn khác là Lazada và Tiki.
Dù vậy, đã có thông tin cho biết Shopee đang điều chỉnh nhân sự tại các bộ phận và cắt giảm tối đa chi phí, từ team building đến bữa sáng của nhân viên. Điều này được cho là bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh không mấy khởi sắc thời gian qua.
“Năm ngoái, dòng vốn giá rẻ được bơm ồ ạt vào thị trường, cho phép các công ty tăng trưởng bằng mọi giá. Khi đó, các công ty đã đẩy mạnh tuyển dụng. Nhưng triển vọng kinh tế xấu đi buộc họ phải cắt giảm nhân sự. Và xu hướng này có thể kéo dài trong vài tháng tới”, - bà Jessica Huang Pouleur, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư Openspace, đánh giá.
Nhân viên Shopee Việt Nam 'thấp thỏm' vì có thể bị sa thải bất kì lúc nào
Mới đây, Forrest Li, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Shopee, đã gửi cho nhân viên một bản thông báo có độ dài 1000 từ. Thông báo này đề cập đến các biện pháp cắt giảm chi phí quyết liệt mà công ty sẽ thực hiện.
“Mục tiêu số một của công ty trong 12-18 tháng tới là đạt được khả năng tự cung tự cấp. Công ty sẽ hạn chế chi phí của nhân viên, giới hạn tất cả các chuyến bay ở cấp độ phổ thông”, - Li viết trong thông báo.

Công ty mẹ gặp nhiều khó khăn

Vừa qua, công ty mẹ của Shopee là Sea Limited đã vấp phải một loạt khó khăn do những yếu tố khách quan, đặc biệt là địa chính trị. Điều này diễn ra sau 2 năm công ty phải vất vả vật lộn với đại dịch Covid-19.
Khi quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa chấm dứt, Sea Limited tiếp tục hứng chịu thêm áp lực trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào ảm đạm.
Chiến tranh, lạm phát và chính sách tiền tệ quyết liệt từ chính phủ các nước đang khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Điều đó cũng khiến dòng vốn huy động từ các nhà đầu tư cho các công ty công nghệ bị tắc nghẽn.
Năm 2015, sau khi tiến vào thị trường Đài Loan và Đông Nam Á, Sea Limited mở rộng phạm vi hoạt động của Shopee sang những khu vực khác như Mỹ Latinh và châu Âu.
Tuy vậy, sàn thương mại này đã phải cắt giảm nhân công, đồng thời rút khỏi một số thị trường như Ấn Độ, Pháp, Argentina…
Mới đây nhất, một bản ghi nhớ nội bộ khác từ công ty đã cho biết, Sea Limited đang chuẩn bị sa thải 3% nhân viên Shopee tại Indonesia.
Shopee sa thải hàng loạt nhân viên, chuyện gì đang xảy ra?
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh công ty cắt giảm việc làm quy mô lớn nhằm hạn chế thua lỗ và thu hút lại các nhà đầu tư. Thời gian tới, công ty dự định cung cấp các gói trợ cấp cho nhân viên khi cần thiết.
Hiện nay, Sea Limited đang sở hữu 3 mảng kinh doanh chính là giải trí (Garena), thương mại điện tử (Shopee) và dịch vụ tài chính (SeaMoney). Trong đó, mảng thương mại điện tử là mảng mang lại doanh thu chính cho tập đoàn.
Trong quý 2 vừa qua, lĩnh vực thương mại điện tử và dịch vụ khác đã đóng góp tới 58% tổng doanh thu cho Sea Limited. Dù vậy, chi phí doanh thu của mảng này cũng chiếm tới 72%.
Trong quý 2, Shopee chỉ thu về 1,7 tỷ USD, thấp hơn con số dự tính là 1,9 tỷ USD. Trong khi đó, lỗ hệ số EBITDA (lợi nhuận điều chỉnh trước lãi vay, thuế và khấu hao) vào khoảng 648,1 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Mức lỗ EBITDA điều chỉnh trên mỗi đơn hàng ước tính là 0,33 USD.
Trước tình hình đó, hồi tháng 5, Sea Limited quyết định cắt giảm triển vọng doanh thu thương mại điện tử năm nay từ 8,9 tỷ USD xuống còn 8,5 tỷ USD.
Trong quý 1, Shopee cũng chỉ đem về doanh thu 1,5 tỷ USD, tức vẫn thấp hơn kỳ vọng 1,7 tỷ USD. Đầu năm 2022, tổng đơn hàng lẫn tổng giá trị đơn hàng (GMV) của Shopee dần suy giảm và chững lại.
Trong khi đó, hồi đại dịch, doanh thu và GMV của Shopee đều tăng trưởng tốt. Doanh thu GAAP của Shopee quý 4 năm 2021 đạt 1,48 tỷ USD, tăng 125,8% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu mua sắm từ xa của người dân trong đại dịch.

Chấp nhận lỗ đậm để giành lấy thị phần

Năm 2015, Shopee bắt đầu đặt chân đến Việt Nam. Tuy nhiên, vào ngày 8/8/2016, sau 1 năm thử nghiệm, sàn thương mại điện tử này mới chính thức ra mắt.
Thời gian đầu, Shopee hoạt động với mô hình C2C (cá nhân với cá nhân), miễn phí các loại phí giao dịch, hoa hồng. Đến tháng 4/2019, Shopee mới thực hiện triển khai thu phí người bán.
Alibaba đầu tư cả tỷ đô la Mỹ vào Lazada, hợp tác thêm với Masan
Việc đưa ra các chính sách thu hút người bán (miễn phí giao dịch, đào tạo shop online…) và người mua (giảm giá, khuyến mãi) đã giúp lượng truy cập vào trang của Shopee nhanh chóng bắt kịp đối thủ lớn trên thị trường là Lazada và Tiki. Dù vậy, đổi lại là công ty phải chịu khoản lỗ đậm.
Số liệu của Zing ghi nhận, trong suốt hai năm 2017 và 2018, Shopee Việt Nam không phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, số lỗ của công ty đã tăng từ 619 tỷ đồng vào năm 2017 lên 1.901 tỷ đồng năm tiếp theo, tương đương 207%.
Thảo luận