Gần đây dư luận Việt Nam xôn xao vụ lừa đảo ly kỳ không kém với mô típ của series ăn khách “Inventing Anna” trên Netflix. Nhân vật được nhắc tới ở đây chính là Tina Dương (N.T.V.A) hay còn gọi là “Anna Bắc Giang”, người được cho là đã
lừa đảo hàng chục tỷ đồng từ hàng trăm nạn nhân bằng cách xây dựng hình ảnh “thiên kim tiểu thư” nhà tài phiệt giới siêu giàu. Tuy nhiên, không ai có thể nghĩ rằng Tina Dương lại xuất thân từ gia đình nông dân nghèo tại vùng quê Bắc Giang.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social life) năm 2022 chỉ ra có tới 96,5% thanh niên tại TP. HCM sử dụng
mạng xã hội và sử dụng nhiều nền tảng khác nhau.Trong đó, người làm công ăn lương chiếm 60,1%, chỉ 0,8% đang làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng khi chọn hình mẫu lý tưởng cho mình, chỉ khoảng 44% chọn “thành chính mình”, còn lại người tham gia khảo sát muốn thành doanh nhân (23,25%), giáo viên/giảng viên (13,2%), công chức/lãnh đạo nhà nước (7,7%), nghệ sỹ, vận động viên trong lĩnh vực văn hóa thể thao (4,8%), chuyên gia trong các lĩnh vực (bác sỹ, kỹ sư, luật sư...) (4,5%), và nhà hoạt động xã hội (2,4%).
Trao đổi với Sputnik về nguyên nhân dẫn tới việc ngày càng có nhiều người tạo dựng một danh tính khác hoàn toàn so với thực tế trên mạng xã hội hay còn gọi là “sống ảo”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life cho biết trong kỷ nguyên số như hiện nay, không gian mạng đã trở thành một xã hội thứ hai.
Là một người trẻ thuộc gen Z, anh Nam Trần, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu tại TP. HCM cho rằng, xu hướng “sống ảo” gia tăng do thông tin hiện nay quá dễ tiếp cận.
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, đại bộ phận đều nghĩ đơn giản rằng, mình chụp một hình ảnh nào đó để chia sẻ với người khác trên mạng xã hội nhưng sâu xa hơn là nhu cầu muốn được hiện hữu, được tương tác.
“Khi càng phóng chiếu cá nhân mình trên mạng xã hội thì cái tôi chủ thể thể càng trở nên “rỗng” hơn. Vì vậy, người ta càng ngày phải cố tạo ra ấn tượng hơn trên mạng xã hội, như một vòng xoáy không hồi kết. Không riêng gì các bạn trẻ, cả người lớn tuổi cũng rơi vào vòng xoáy này. Họ luôn phải nghĩ ra những hình ảnh nào đó để thu hút sự quan tâm của dân cư mạng”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Báo cáo Digital 2021 của công ty quảng cáo kỹ thuật số We Are Social (Anh) cho biết, khoảng 72 triệu người
Việt Nam dùng mạng xã hội, tương đương hơn 73% dân số. Nhóm 25-34 tuổi và 18-24 tuổi lần lượt là hai nhóm sử dụng nhiều nhất nên hay xuất hiện tình trạng lệ thuộc nhất. Liệu đây có phải là kỷ nguyên con người rời xa cuộc sống thực?
“Nếu như trước đây không gian giao tiếp được bó hẹp trong không gian thể lý rất rõ ràng. Nhưng bây giờ không gian ở các mạng xã hội tạo cho họ những chân dung khác nhau, lối sống khác nhau và cộng đồng mạng tin điều đó. Điều này càng khuyến khích họ suy nghĩ ra hình ảnh mới, định danh mới mỗi nngày. Xu hướng này sẽ gia tăng trong tương lai”, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc dự báo.
Theo các chuyên gia,
giáo dục gia đình và nhà trường là nền tảng quan trọng giúp người trẻ định vị bản thân, xác định mình là ai, muốn gì trên cuộc đời này. PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Social Life chia sẻ quan điểm với Sputnik:
Cũng trong khảo sát mới đây, hầu hết các bạn trẻ khi được hỏi câu hỏi trên đều có câu trả lời với mẫu số chung: Hãy sống thật với chính mình. Chị Nguyễn Hương Mai, nhân viên Công Ty TNHH Đầu Tư Công Nghệ Và Dịch Vụ Sconnect Việt Nam, cho biết:
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, khi tìm hiểu về một người, không chỉ quan sát những gì họ thể hiện, đăng tải trên mạng xã hội, mà phải cần tương tác, gặp trực tiếp, đánh giá qua nhiều kênh khác nhau dựa trên cơ sở đáng tin cậy, thay vì khen chê qua mạng xã hội.