Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo để đáp trả hành động của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên

Kim Dong-yup, phó giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên ở Seoul, nói với Sputnik rằng, nhiều khả năng đây là tên lửa Hwasong -12 mà Tiều Tiên đã bắn thử vào ngày 30/1 từ khu vực Mupyong-ri thuộc tỉnh Jagang.
Sputnik
Đây là loại tên lửa đã hai lần bay qua lãnh thổ Nhật Bản vào tháng 8 và tháng 9 năm 2017, và đã được đề cập đến trong vụ bắn bốn quả tên lửa rơi xuống vùng biển xung quanh đảo Guam.
Mới đây đã có tin rằng, CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo tầm trung bay qua tỉnh Aomori ở phía Bắc nước Nhật và rơi xuống bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Quả tên lửa đã bay được 4.600 km, khoảng cách xa nhất từng được ghi nhận trong các vụ thử vũ khí của Bình Nhưỡng.

Biểu hiện của sự không hài lòng

Có chú ý đến việc phần lớn lực lượng chiến lược của Mỹ di chuyển tới khu vực bán đảo Triều Tiên đều xuất phát từ đảo Guam, vụ phóng gần đây nhất có thể được coi như sự tiếp nối của một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhằm đáp trả việc tàu sân bay USS Ronald Reagan đến cảng Busan của Hàn Quốc.
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản

"Đây là biểu hiện của sự không hài lòng, bằng cách này Triều Tiên phô trương sức mạnh đe dọa đối với các vũ khí chiến lược của Mỹ đang được triển khai trên bán đảo Triều Tiên", - chuyên gia lưu ý.

Theo ý kiến của Giáo sư Kim Dong-yup, đây có thể là một cuộc thử nghiệm phiên bản cải tiến của tên lửa Hwasong-12 nhằm tăng tầm hoạt động của nó.

“Có lẽ Triều Tiên đã bắn thử tên lửa Hwasong - 15 hoặc Hwasong - 17, nhưng không phải ở phương thẳng đứng, mà đây là lần thử nghiệm đầu tiên ở tầm bắn thực, mặc dù đã được rút ngắn một chút. Với những vụ bắn thử như vậy Triều Tiên có thể kiểm tra công nghệ tái nhập vào bầu khí quyển. Hơn nữa, xét theo thời gian và khoảng cách, vụ phóng tên lửa lần này tiến hành nhanh hơn so với các phiên bản trước của Hwasong -12".

EU bình luận về vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên về phía Nhật Bản

"Nhưng, chúng ta cần chờ thông báo của Triều Tiên vào ngày mai. Nếu không, tôi e rằng, tình hình có thể lặp lại, giống như lần trước, khi Phó trưởng Ban Tuyên truyền và Cổ động của Ủy ban Trung ương Kim Yeo Jong đã chế nhạo khả năng tình báo của chúng tôi về các vụ phóng tên lửa hành trình”, - chuyên gia Kim Dong-yup nói.

Phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm có thể là bước tiếp theo?

Theo chuyên gia Kim Dong-yup, ở giai đoạn tiếp theo Bình Nhưỡng có thể phóng tên đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) loại Pukguksong -3 và thử nghiệm ICBM ở tầm bắn thực.

Giờ đây, cả hai bên (Washington và Bình Nhưỡng) đang chơi những trò chơi ngu xuẩn là khoe khoang vũ khí và chạy đua vũ trang nhằm đe dọa lẫn nhau".

Nhật Bản cho biết CHDCND Triều Tiên sẵn sàng có hành động khiêu khích

"Nhân vật duy nhất nên hài lòng là Thủ tướng Nhật Bản Kishida, ông bắt đầu hoạt động rất tích cực từ sáng sớm và đưa ra những tuyên bố cứng rắn. Đối với Kishida Fumio, đây là cơ hội để nâng cao tỷ lệ tín nhiệm”, - Kim Dong-yup nhận xét.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Giáo sư Kim được hỏi liệu hệ thống phòng thủ tên lửa trở nên vô dụng và không thể ngăn chặn các tên lửa đạt tốc độ Mach 17. Chuyên gia lưu ý rằng, hiệu quả bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng loại tên lửa này không được đảm bảo.
“Có nhiều loại hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau. Ví dụ, các hệ thống ở phần trung tâm Bắc Mỹ trên lãnh thổ Hoa Kỳ thường được điều chỉnh để bắn trúng ICBM ở giai đoạn cuối trong quỹ đạo bay và được thiết kế để bắn trúng mục tiêu bay với tốc độ lớn hơn Mach 20. Nghĩa là, về mặt lý thuyết, các hệ thống này thậm chí không theo dõi tên lửa từ thời điểm phóng mà chỉ phản ứng đến các mục tiêu đang tiếp cận lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhưng, đây mới chính là lý thuyết, nhưng, trên thực tế, việc bảo vệ có khả thi hay không vẫn chưa rõ”, - chuyên gia quân sự lưu ý.
Thảo luận