Mỹ tuyên bố không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan

MOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ không có ý định triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan, điều đó không nằm trong kế hoạch. Phó Vụ trưởng Thông tin báo chí BNG Mỹ Vedant Patel tuyên bố điều này tại cuộc họp báo thường kỳ.
Sputnik
Theo ông, họ không biết có cuộc thảo luận với Warsaw về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.
“Ba Lan là một đồng minh NATO quan trọng trong khu vực. Nhưng đối với vấn đề cụ thể này, chúng tôi không biết rằng nó đã được nêu ra", - nhà ngoại giao nói.
Như ông Patel nhấn mạnh, Washington sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các nước gia nhập NATO sau năm 1997.
Ba Lan gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương năm 1999.
Trước đó hôm thứ Năm, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng giữa Hoa Kỳ và Ba Lan từ lâu đã đạt được thỏa thuận về việc triển khai vũ khí hạt nhân. Ông lưu ý rằng điều đó gây nguy hiểm cho Belarus.
Ba Lan để ngỏ khả năng cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân
Ngày 5 tháng 10 Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nhắc lại rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở nước này là một chủ đề còn bỏ ngỏ. Theo ông, việc nước này không có loại vũ khí như vậy vẫn là một vấn đề.
Ba Lan có thể tham gia vào chương trình Nuclear Sharing, theo đó các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu triển khai và bảo quản vũ khí hạt nhân của Mỹ, ông ta đề xuất.
Về phần mình, ông Dmitry Belik, thành viên Ủy ban Duma quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Izvestia rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan sẽ là một bước đi liều lĩnh mà Nga buộc phải "đáp trả bằng biện pháp tương ứng".
Ngày 28/9, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau nói rằng các nước NATO nên đáp trả "mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga" bằng một cuộc tấn công hủy diệt, nhưng không phải là tấn công hạt nhân.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ba Lan đe dọa Nga trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina
Chủ đề về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraina đang được giới truyền thông và các chính trị gia phương Tây thổi phồng. Cụ thể, ngày 25/9 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington đã có kế hoạch trong trường hợp giả định Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta nói rằng bất kỳ hành động nào sử dụng loại vũ khí này sẽ gây ra những hậu quả mang tính thảm họa đối với cả đất nước sử dụng nó cũng như nhiều nước khác.
Phía Nga nhiều lần lưu ý rằng các chuyên gia của Mỹ nên nghiên cứu học thuyết hạt nhân của Nga kỹ càng hơn, trước khi buông lời dọa dẫm qua các phương tiện truyền thông về đòn đáp trả một cuộc tấn công có thể xảy ra.
Thảo luận