‘SBU theo dõi rất chặt’
“Thậm chí một số người dân Ukraina bình luận trên mạng xã hội Vkontakte cũng bị bị bắt. Hầu hết các phần tử cực đoan đang rình mình, chỉ cần hở ra là báo cáo", nguồn tin nói với Sputnik.
Tình hình tại Lugansk
“Thành phố Lugansk, nơi tôi đang sống, đã 8 năm nay bị phong tỏa, giống như một nhà tù khổng lồ, ra vào phải có giấy phép và bị kiểm soát ngặt nghèo của hai bên là LNR và Ukraina. Người dân nơi đây mong đợi một sự đổi mới, nên khi chiến sự xảy ra nhiều người hoảng loạn nhưng đại đa số hi vọng sau chiến sự sẽ có sự thay đổi và số phận của thành phố sẽ được định đoạt rõ ràng, và con em sẽ có tương lai".
“Đầu tiên là về kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, thu nhập của tôi từ trung bình giờ hầu như không có thu nhập, những người buôn bán càng chật vật hơn... Về tinh thần, mọi người luôn trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ và không ngoại trừ tôi. Đã rất nhiều lần tôi muốn về Việt Nam, nhưng có trở ngại về chuyện giấy tờ".
Cuộc sống sau cuộc trưng cầu dân ý
“Mọi người rất hồ hởi tham gia, vì họ hy vọng khi thành phố sát nhập vào Nga sẽ có được cuộc sống ổn định, con cái có tương lai, và kết thúc cuộc sống bị kìm hãm 8 năm nay", chị Hiền bày tỏ.
“Đương nhiên quân đội Nga có giúp đỡ", chị Hiền tin tưởng.
“Cuộc sống sau khi trưng cầu dân ý trở nên căng thẳng hơn nhiều. Bởi Quân đội Ukraina liên tục phản công, tiến sát tới Lugansk cách khoảng 20 km. Hai ngày nay im ắng hơn. Máy bay và trực thăng Nga liên tục bay lượn. Khắp thành phố xe quân đội cùng binh lính Nga chạy liên tục ngoài đường", chị Hiền nói với Sputnik.
“Điều mong ước của tôi cũng như tất cả những người dân nơi đây: mong chiến tranh sớm kết thúc, để mọi người được sống trong hòa bình, không còn bom rơi, đạn lạc. Không phải giật mình thảng thốt mỗi khi có tiếng động vì ngỡ đó là tiếng bom, để con cái được đoàn tụ cùng gia đình, những người lính trẻ không bị mất mạng trên chiến trường", chị Hiền mong mỏi.