“Sự phát triển của một thế giới vô trật tự và phi luật pháp là ý tôi muốn nói đến trong từ “rừng rậm”. Nó không mang tính phân biệt chủng tộc, phân biệt vùng miền hay ám chỉ gì về văn hóa. Thật không may, “rừng rậm” có ở khắp mọi nơi, kể cả ở Ukraina”, - ông Borrell giải thích.
Nhà ngoại giao xin lỗi những người hiểu ẩn dụ của ông là khái niệm "thuộc địa lấy châu Âu làm trung tâm".
“Một số đã hiểu sai phép ẩn dụ đó là “thuộc địa lấy châu Âu làm trung tâm”. Xin lỗi nếu có ai bị xúc phạm. Tôi đã nói với các đại sứ EU vào tuần trước rằng chúng ta thường đề cao quá mức khái niệm lấy châu Âu làm trung tâm, rằng chúng ta nên khiêm tốn hơn và hiểu rõ hơn về phần còn lại của thế giới”, - chính trị gia nói thêm.
Ông cũng nhấn mạnh rằng phương Tây và châu Âu không hoàn hảo và vẫn thường vi phạm luật pháp quốc tế.
Vào ngày 13 tháng 10, Borrell đã so sánh châu Âu “đặc quyền” như một khu vườn, còn thế giới xung quanh nó được ví với rừng rậm. Ông tuyên bố rằng cái gọi là rừng rậm có thể xâm chiếm "khu vườn" nếu không hợp tác với nó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã đưa ra bình luận về tuyên bố này. Theo bà, "khu vườn" đó xuất hiện do cách xử sự man rợ đối với việc cướp bóc phần còn lại trên thế giới, nơi nhà ngoại giao châu Âu ví như "rừng rậm". Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng chính lôgic phân biệt chủng tộc và triết lý về tính ưu việt đó là cơ sở hình thành nên chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã.