Về biến cố ở Ngân hàng SCB, Viva Land liên quan gì đến đế chế Vạn Thịnh Phát?

Xuất hiện đánh giá mới về những biến cố vừa qua tại ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam – Ngân hàng TMPC Sài Gòn (SCB) cũng như việc bắt bà Trương Mỹ Lan cùng ban lãnh đạo Vạn Thịnh Phát vì ‘gian lận liên quan phát hành và mua bán trái phiếu’.
Sputnik
Theo nhận định đáng lưu ý của ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Công ty quản lý quỹ VinaCaptial, vụ SCB, Vạn Thịnh Phát không làm ngành ngân hàng Việt Nam kém hấp dẫn hơn. Đồng thời, sự kiện SCB là câu chuyện cá biệt trong hệ thống.

Về biến cố ở SCB

Kinh tế trưởng VinaCapital ông Michael Kokalari mới đây đã có những nhận định về các sự kiện biến động xung quanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (của nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa Trương Mỹ Lan hay Trương Muội) sau những thông tin liên quan đến 2 tổ chức này những ngày qua.
Cụ thể, trong báo cáo công bố ngày 20/10, nhận định về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ông Michael Kokalari, Chuyên gia kinh tế trưởng, Công ty quản lý quỹ VinaCaptial cho rằng, các sự kiện tuần trước không thay đổi đáng kể quan điểm của VinaCapital về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam.
Ngày 8/10/2022, sau thông tin Ban lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) bị bắt do “bị cáo buộc gian lận liên quan đến việc phát hành và mua bán trái phiếu” giai đoạn 2018-2019, người gửi tiền phải xếp hàng rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng SCB.

“NHNN đã hành động nhanh chóng và quyết liệt để trấn an người gửi tiền, cung cấp thanh khoản và kiểm soát nhiều hơn các hoạt động của ngân hàng”, ông Kokalari nhắc lại.

Đặc biệt, theo Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, việc nâng lãi suất huy động hay đưa ngân hàng SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt”... là một trong những biện pháp nhằm xoa dịu thị trường của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố hoạt động của SCB đã trở lại tình trạng “ổn định” vào cuối tuần trước.
Ngoài ra, đã có báo cáo rằng khách hàng của Ngân hàng SCB đã gửi hơn 700 triệu USD vào thứ Năm (ngày 13/10) và thứ Sáu (ngày 14/10), tương đương 3% tổng tài sản của SCB.
“SCB là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam tính theo tổng tài sản”, VinaCapital nhấn mạnh vị thế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Theo số liệu trong báo cáo của VinaCapital, hiện SCB đứng thứ 5, với tổng tài sản là 32 tỷ USD, thị phần tổng tài sản chiếm 4,4% với 25 tỷ USD tiền gửi. Lớn nhất tại Việt Nam hiẹn nay là BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 83 tỷ USD tổng tài sản, thị phần chiếm 11,5%. Những cái tên sau đó là Agribank, CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam), VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam).
Các nhà đầu tư đã hỏi VinaCapital rằng liệu có bất kỳ hậu quả tiềm ẩn nào trong hệ thống ngân hàng từ các sự kiện gần đây nêu trên hay không.

“Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đó là 'không”, ông Michael Kokalari cho hay.

Báo cáo của VinaCapital cũng nêu đầy đủ các bằng chứng, gồm:
1.
Các ngân hàng khác không bị rút tiền ồ ạt
2.
Thị trường liên ngân hàng tiếp tục hoạt động bình thường kể từ khi có thông tin về SCB
3.
Nhóm ngân hàng của S&P cho rằng rủi ro từ sự kiện này chỉ giới hạn ở từng ngân hàng và “chúng tôi không kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam”.
Vì sao SCB bị kiểm soát đặc biệt sau vụ Vạn Thịnh Phát?

Tình hình Ngân hàng SCB

Cần lưu ý rằng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập từ sự hợp nhất của ba ngân hàng yếu kém vào năm 2012 (Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn - PV) và năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu trong 10 năm nhằm xử lý tài sản xấu của SCB để lại
Theo ông Michael Kokalari, tình trạng tài chính của SCB đã được thị trường hiểu rõ trong nhiều năm.
Do đó, điều này cũng giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống của các sự kiện tuần trước bởi vì các ngân hàng thương mại trong nước đã xem xét tình trạng yếu kém của SCB trong các giao dịch của họ với ngân hàng.
Ngoài ra, tỷ lệ vốn hóa/khả năng thanh toán và tính thanh khoản của SCB ở mức tối thiểu, và khả năng sinh lời về mặt tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng rất kém (NIM của SCB ở mức 240 điểm cơ bản thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 390 điểm cơ bản.
ROE của SCB cũng dưới 6% so với mức trung bình toàn ngành là 20%.
“Với tất cả những điều trên, Ngân hàng Nhà nước đã cam kết hỗ trợ thanh khoản mạnh mẽ cho ngân hàng và thu xếp để bốn ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam và năm ngân hàng tư nhân lớn Việt Nam cung cấp thanh khoản cho SCB, nếu cần”, VinaCapital nêu rõ.

“Ngành ngân hàng của Việt Nam vẫn hấp dẫn”

Theo ông Kokalari, kết luận chung cho tất cả những điều trên là SCB không phải vấn đề mang tính hệ thống, mà là trường hợp cá biệt của một ngân hàng.
“Do đó, các sự kiện tuần trước không thay đổi đáng kể quan điểm của VinaCapital về lĩnh vực ngân hàng”, chuyên gia khẳng định.
Dù vậy, trong ngắn hạn, ngành ngân hàng Việt Nam hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
Theo đó, những lo lắng đối với ngành ngân hàng có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do Chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay.
Thứ hai là rủi ro được nhận thấy đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm dao động niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).
Tuy nhiên, chuyên gia của VinaCapital khẳng định, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ​​ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023.
“Trong dài hạn, ngành ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp, và thu nhập tăng (nghĩa là Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng chưa đến giai đoạn bão hòa)”, ông Michael Kokalari bình luận.

Về Vạn Thịnh Phát và quan hệ với Viva Land

Trong báo cáo của mình, chuyên gia VinaCapital cho biết, Vạn Thịnh Phát (VTP) và các công ty thành viên sở hữu một số khu đất giá trị bậc nhất tại TP.HCM.
Kinh tế trưởng của VinaCapital cho rằng, để bóc tách cơ cấu của tập đoàn tư nhân này và đưa ra một kiểm kê chi tiết các dự án liên quan là không đơn giản, nhưng VinaCapital đã tổng hợp bảng sau đây về các dự án được nhiều người cho là có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Các dự án được cho là có liên quan đến Vạn Thịnh Phát
Cuối cùng, lưu ý rằng Viva Land (các dự án Viva One và Viva Harbour Palace trong bảng trên), được biết đến rộng rãi là có liên kết với VTP, về cơ bản xuất hiện vào giữa năm 2019 khi bắt đầu mua lại một số khu đất cao cấp tại TPHCM.
VinaCapital cũng khẳng định không có quỹ nào của VinaCapital đầu tư vào VTP, SCB hoặc bất kỳ công ty thành viên nào liên quan đến hai đơn vị này.
Trong báo cáo về ngành ngân hàng tuần trước, Công ty chứng khoán VNDirect cũng cho rằng những thông tin bất lợi và biến động trong thời gian gần đây đang tạo áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, sức khỏe hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại đã được cải thiện rất nhiều.
Đằng sau sự can thiệp của NHNN và biến động nhân sự cao tầng ở Ngân hàng SCB
Theo đó, Việt Nam đã có gần 20 ngân hàng thương mại, chiếm đa số trong hệ thống đã được công nhận đạt chuẩn Basel II, trong đó có 6 ngân hàng đã hoàn thành cả 3 trụ cột quan trọng nhất.
Thảo luận