Trong 20-25 năm tới, TP.HCM phải phát triển ngang tầm với thành phố lớn châu Á

HÀ NỘI (Sputnik) - Tổng Bí thư Nuyễn Phú Trọng quát triệt trong 10-25 năm tới, trình độ phát triển của TP.HCM phải ngang tầm với thành phố lớn châu Á, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức.
Sputnik
Ngày 23/10, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tại hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu: "Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống anh hùng, kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước".

Về quan điểm, nhận thức và tư tưởng chỉ đạo

Theo đó, Tổng bí thư cho biết để phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng, ngày 29/8/2005, Bộ Chính trị khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 53-NQ/TW; và ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị khoá XI đã ban hành Kết luận số 27-KL/TW về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và thời kỳ 2011 - 2020 với mục tiêu:
"Huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Vùng để phát triển nhanh, ổn định và bền vững; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; các mặt giáo dục - đào tạo, văn hoá, xã hội, y tế vào loại hàng đầu cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh vững chắc; góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực phía Nam và cả nước; là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực".
Tổng bí thư chỉ rõ: Tình trạng quá tải trong giáo dục, y tế chậm được khắc phục; năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở còn yếu. Phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp. Song song đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng chưa được cải thiện. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng chậm được thu hẹp. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, thậm chí có nguy cơ mất ổn định.
Phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ được truyền hình trực tiếp
Tổng bí thư cho hay, tình hình thực tế đặt ra yêu cầu tổng kết thực hiện các nghị quyết, kết luận của T.Ư, Bộ Chính trị; đồng thời ban hành nghị quyết mới nhằm góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá, phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đông Nam bộ trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, ngày 7/10/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 24.
Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh: Cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò đầu tàu trong liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Trong đó, TP.HCM là thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; có trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn ở khu vực châu Á, đóng vai trò là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Về mục tiêu và tầm nhìn

Nghị quyết lần này đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030 Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển, đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết…
Việt Nam phát triển “thật phi thường” và tiếp tục được khen là hình mẫu cho nhiều nước
TP.HCM phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo; là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của vùng; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.
Về tầm nhìn đến năm 2045, Tổng Bí thư cho biết:
"Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á”.
Đồng thời, Tổng Bí thư cũng khẳng định TP.HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới.

Về nhiệm vụ và giải pháp

Nghị quyết lần này đề ra khá đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá trong kinh tế vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị; về phát triển văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;... với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhằm thực hiện thành công các đột phá chiến lược về thể chế, chính sách vượt trội; về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; và về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - vốn đang là những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay của Vùng, đặc biệt là TP.HCM.
Thảo luận