"Địa vị thống lĩnh của USD đang bị đặt trước câu hỏi ngờ vực trong triển vọng dài hạn. Không chỉ riêng Chính phủ Iran và Bắc Triều Tiên, mà cả Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và một số nước khác cũng không thích thứ quyền lực mà Washington có được do sở hữu đồng ngoại tệ có tính dự trữ cao nhất", - tác giả viết.
Như chuyên gia này nhận xét, Trung Quốc đang thực hiện động thái để tránh nguy cơ bị trừng phạt tài chính tương tự như lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt chống Nga, «bao gồm cả việc trưng thu chưa từng có với dự trữ ngoại hối của Matxcơva».
Bắc Kinh đã giảm lượng dự trữ trái phiếu Mỹ, bất kể vẫn tích lũy USD liên tục do kết quả thiếu cân bằng thương mại, bài báo viết.
“Những nước lớn như Brazil, Ấn Độ, Indonesia và các quốc gia vùng Vịnh đã từ chối tham gia lệnh trừng phạt kinh tế của Washington và sẽ mở cửa cho một hệ thống tiền tệ ít phụ thuộc vào USD hơn", - chuyên gia Wheaton nhấn mạnh.
Ông cũng chỉ ra rằng một số ngân hàng Nga hiện có thể chuyển tiền và cho vay bằng đồng nhân dân tệ bên ngoài cơ chế SWIFT của phương Tây, đang được hầu hết các ngân hàng sử dụng.
Tác giả bài báo dẫn ra ví dụ là Saudi Arabia, quốc gia đang xem xét chấp nhận thanh toán tiền mua dầu từ Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ thay vì USD.
"Đây chỉ là khởi đầu rất bé nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể sẽ xuất hiện nhiều phương án đối trọng thay thế cho các giao dịch tài chính quốc tế thông qua USD, như vậy sẽ dẫn đến hạ thấp nhu cầu đối với USD trên thế giới”, - tác giả kết luận.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.