Vụ Trương Mỹ Lan có người đột tử, ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup không bị cấm xuất cảnh

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an vừa lên tiếng về các tin đồn xoay quanh tập đoàn Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng hậu bắt bà Trương Mỹ Lan cũng như điều tra Vạn Thịnh Phát.
Sputnik
Theo tướng Xô, vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan rất khó. Trong quá trình tố tụng, có bị can, người liên quan qua đời do đột tử, nhưng càng khó càng phải làm quyết tâm với phương châm làm một vùng cảnh tỉnh cả vùng, lĩnh vực.
Về thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng cả trong và ngoài nước, tướng Xô khẳng định, ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách bị cấm xuất cảnh. Chắc chắn là như vậy. Vingroup vẫn đang hoạt động bình thường, đóng thuế rất lớn cho Nhà nước.

Vụ án liên quan bà Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát “rất khó”

Việt Nam vừa lên tiếng bác tin người giàu nhất đất nước bị cấm xuất cảnh, đồng thời thông tin các vấn đề nóng sau vụ bắt Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan.
Tại họp báo Chính phủ chiều ngày 29/10, phóng viên đã đề nghị Bộ Công an thông tin điều tra bước đầu vụ việc tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng như xử lý như thế nào với những trường hợp tung tin thất thiệt.
Trả lời tại họp báo Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh, vụ án xảy ra tại Công ty An Đông với bị can là Trương Mỹ Lan và đồng phạm là “vụ án rất khó”.
Biệt thự Pháp cổ 700 tỷ của bà Trương Mỹ Lan bị dừng thi công
“Tham gia ban chuyên án là những cán bộ rất bản lĩnh, nhiều kinh nghiệm trận mạc. Ban chuyên án đã cân nhắc rất kỹ lưỡng các yếu tố, để có những phương án đối sách phù hợp xử lý đúng người, đúng tội”, - tướng Xô khẳng định.
Trung tướng Tô Ân Xô cho hay, khi lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước được báo cáo cũng thống nhất đây là vụ án rất khó, nhưng phải làm, càng khó càng phải quyết tâm làm.
Thông tin thêm về việc bắt bà Trương Mỹ Lan, tướng Xô cho hay, mục tiêu của quyết định khởi tố vụ án ở tập đoàn An Đông, Vạn Thịnh Phát này là nhằm đảm bảo ‘tính thượng tôn pháp luật’, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
“Qua đó đảm bảo thị trường trái phiếu, chứng khoán, tài chính ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”, - đại diện Bộ Công an cho biết.
Cùng với đó là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, người gửi tiền, đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, phát triển. Trong quá trình tố tụng, với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật thì bản chất của vụ việc sẽ được làm rõ, công lý sẽ được thực thi.
VinFast bị hoài nghi, hãng xe của ông Phạm Nhật Vượng đáp trả thế nào?

‘Có bị can, người liên quan qua đời do đột tử’

Người phát ngôn Bộ Công an cho hay, sau khi khởi tố vụ án này, Tập đoàn An Đông có rất nhiều công ty con trong và ngoài nước tung tin thất thiệt, sai sự thật, làm hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong quá trình tố tụng, theo đại diện Bộ Công an, có bị can, người liên quan qua đời do đột tử. Tất nhiên, theo tướng Xô, việc này có khó khăn cho quá trình điều tra.
“Nhưng với quyết tâm của lực lượng thực thi pháp luật thì chắc chắn bản chất của vụ việc sẽ được làm rõ, pháp luật sẽ được thực thi đúng người, đúng tội”, - Trung tướng Tô Ân Xô nói.
Tướng Xô cũng nhắc lại nguyên tắc không hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Đồng thời, làm một vụ, cảnh tỉnh cả vùng.
‘Hậu’ bắt bà Trương Mỹ Lan, Chứng khoán Tân Việt TVSI nắm hơn 3.000 tỷ đồng tiền mặt
“Xin đảm bảo với các phóng viên là không hề có yếu tố hình sự hoá các quan hệ kinh tế xã hội. Đây là vấn đề tính thượng tôn pháp luật phải được đảm bảo”, - tướng Xô nói.
Báo cáo từ người phát ngôn Bộ Công an cho biết, trong 10 tháng đầu năm, Bộ Công an đã khởi tố và điều tra 572 vụ án phạm tội trên không gian mạng, tăng 144% so với cùng kỳ.

Chắc chắn ông Phạm Nhật Vượng không bị cấm xuất cảnh

Về các vụ việc tung tin sai sự thật trên các trang mạng, đã khởi tố 63 vụ với 68 bị can, xử phạt hành chính 455 đối tượng; gọi hỏi răn đe khoảng 1.500 đối tượng.
Thời gian tới lực lượng chức năng sẽ tiếp tục xử lý các vụ việc đăng tin sai sự thật, tung tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Dù vậy, tướng Xô cũng thừa nhận, những thông tin sai trái vừa qua đã làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp. Chánh văn phòng Bộ Công an cũng dẫn chứng ra, “có thông tin nhân vật này của tập đoàn này, tập đoàn kia đang bị theo dõi hay nằm trong tầm kiểm soát”.
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng toan tính điều gì khi đổi tên hàng loạt khách sạn Vinpearl
Tuy nhiên, dưới góc độ an ninh kinh tế, có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp lớn đang hoạt động bình thường.
“Tôi xin nói rõ rằng hầu hết các doanh nghiệp lớn của chúng ta hiện nay đều đang hoạt động ổn định và bình thường”, - ông nhấn mạnh.
Hậu bắt bà Trương Mỹ Lan, những ngày gần qua, dư luận xuất hiện một số thông tin cho rằng sau vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Bộ Công an sẽ xử lý tiếp một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Chiều 25 tháng 10, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết thông tin kể trên hoàn toàn bịa đặt. Bộ Công an sẽ xác minh, điều tra và xử lý nghiêm những người đưa tin thất thiệt.
Tại họp báo hôm nay, ông nhắc lại, hiện có rất nhiều thông tin trên mạng, cả trong và ngoài nước thông tin thất thiệt, sai sự thật, tin có chủ đích xấu làm hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của rất nhiều doanh nghiệp, nhưng Bộ Công an đã trả lời rõ ràng.

“Ví dụ đến giờ phút này tôi khẳng định ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh. Chắc chắn là như vậy. Hoạt động của Vingroup ổn định bình thường”, - người phát ngôn Bộ Công an khẳng định.

Ngân hàng SCB bác bỏ mọi quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát và Tập đoàn An Đông
Trung tướng Tô Ân Xô cũng nêu rõ, Vingroup là một trong những doanh nghiệp đóng thuế rất lớn cho Nhà nước và số lượng tiền đóng thuế của họ khoảng 127.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua.
“Chúng ta nên có trách nhiệm bảo vệ các hoạt động bình thường, tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, hạn chế việc tung tin sai trái, thất thiệt làm ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế”, - tướng Xô kết luận.

Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp

Tại họp báo, phóng viên cũng nêu câu hỏi về việc ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tăng trần lãi suất huy động, các ngân hàng, trong đó có cả ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước, đã đồng loạt tăng lãi suất huy động.
“Xin hỏi Ngân hàng Nhà nước có đánh giá gì về vấn đề này cũng như có giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề vay vốn để sản xuất kinh doanh hay không”, - báo giới đặt vấn đề.
Trả lời tại họp báo Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà thông tin, về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã nói chiều qua (28/10) tại Quốc hội - đối với Việt Nam hiện nay - quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, theo Phó Thống đốc, là bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng cũng như của cả nền kinh tế. Thứ ba là lĩnh vực tiền tệ có 3 chỉ số quan trọng, đó là: Lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và cuối cùng là bảo đảm an toàn cho các tổ chức tín dụng; sau đó mới là kênh huy động vốn cho nền kinh tế.
Ông Phạm Nhật Vượng đứng sau công ty năng lượng VN đầu tư hơn 173 triệu USD ra nước ngoài?
Về tăng trưởng tín dụng, ông Hà nói năm nay có một đặc thù là ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%, cao hơn mức của 2 năm trước 2020-2021. Thực tế tín dụng đã tăng ngay từ những tháng đầu năm và đây là vấn đề rất khác so với các năm trước.
Đến nay, tín dụng tiếp tục ở mức cao so với cùng kỳ của các năm trước. Cụ thể, tín dụng đến ngày 25/10 tăng 11,5% so với cuối năm ngoái, và so với cùng kỳ cuối tháng 10 năm ngoái, tăng trên 17%, là mức cao so với cùng kỳ nhiều năm trước đây.
Phó Thống đốc cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 9 tháng có sự đóng góp tích cực của việc tăng trưởng tín dụng nhanh ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, mặt bằng vốn năm nay rất khác mọi năm là huy động vốn tăng trưởng chậm và hiện nay tốc độ huy động vốn tăng khoảng 4,6% so với đầu năm, tức là chỉ bằng 1/3 so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng.
Điều này đặt ra thách thức đối với hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng rất cao, cũng gây quan ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì có huy động tiền được mới cho vay được nền kinh tế.
Theo ông Phạm Thanh Hà, trong bối cảnh đó, với áp lực bảo đảm nguồn vốn để có thể bảo đảm thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cũng như có nguồn vốn để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh các mức lãi suất điều hành từ tháng 9, và gần đây nhất là từ 24/10, điều chỉnh lần 2, tăng lãi suất điều hành và tăng lãi suất trần huy động của các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.
“Điều này bảo đảm cho các tổ chức tín dụng có khả năng huy động thêm được nguồn vốn để bảo đảm an toàn thanh khoản, và thứ hai là có điều kiện để cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”, - ông Hà lý giải.
Vì sao công an Việt Nam bắt nữ đại gia Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát?
Động thái này cũng phù hợp với thế giới khi lạm phát của thế giới tăng cao và kéo dài, chưa ở mức có thể dừng lại được. Phó Thống đốc nhắc lại, tất cả các ngân hàng Trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất, điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng nhanh và rất mạnh lãi suất đã làm cho đồng tiền nội tệ của các nước mất giá theo. Rồi các nước lại tiếp tục tăng lãi suất lần 2 nữa bởi 2 lý do.
“Một là chống lạm phát trong nước, hai là chống đỡ sự giảm giá của đồng nội tệ so với USD”, - ông Phạm Thanh Hà cho biết và lưu ý, việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước cũng như bối cảnh quốc tế khi nền kinh tế của chúng ta có độ mở lớn, hội nhập sau rộng kinh tế quốc tế.
Về việc mặt bằng lãi suất tăng, cũng có ý kiến quan ngại về khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp. Đại diện NHNN lý giải, thứ nhất, tăng lãi suất là phù hợp với xu hướng chung, bảo đảm an toàn thanh khoản, bảo đảm khả năng huy động vốn để cho vay nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước trong quá trình điều hành luôn luôn chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các đối tượng ưu tiên, các tổ chức kinh doanh. Thực tế các lĩnh vực này từ đầu năm đến giờ tăng trưởng tốt, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
NHNN cũng có trần lãi suất cho vay ưu tiên, bảo đảm cho 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Các doanh nghiệp đủ điều kiện có thể tiếp cận với nguồn vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Cuối tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh các hạn mức tín dụng các tổ chức tín dụng, trong đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu cầu các ngân hàng, các tổ chức tín dụng tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên như là xăng dầu hay các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế.
Với Evo 200 VinFast của ông Phạm Nhật Vượng tự tin làm chủ công nghệ sản xuất xe máy điện
“Chúng tôi cũng đang tập trung chỉ đạo bảo đảm cho tăng trưởng tín dụng phù hợp với kinh tế vĩ mô và bảo đảm cho khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp”, - Phó Thống đốc NHNN thông tin.
Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng khẳng định mọi vi phạm về chứng khoán sẽ bị xử lý nghiêm để giữ cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định, lành mạnh.
Thảo luận