Hệ quả trừng phạt Nga, cú hắt hơi của Mỹ và lời tiên tri ‘như thần’ từ ông Trần Đình Long

Thép Hoà Phát lần đầu tiên “nếm mùi” lỗ kể từ giai đoạn 2008 – 2009. Điều người ta nhắc nhiều là lời tiên tri đã ứng nghiệm thành sự thật của tỷ phú Trần Đình Long về tương lai triển vọng “thê thảm” của ngành thép.
Sputnik
Tuy nhiên, đằng sau đà suy giảm của ngành thép thế giới chính là hệ quả của những đòn trừng phạt mà Mỹ, EU cùng các nước phương Tây nhằm vào Nga, kéo theo đà suy thoái kinh tế, gia tăng lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ, khủng hoảng năng lượng khiến hàng ngàn nhà máy phải đóng cửa hay cắt giảm năng suất.
Đối với thị trường Việt Nam, điều quan trọng nhất, đi tìm nguyên nhân - vì sao doanh nghiệp thép lỗ nặng, nắm bắt diễn biến, sau đó là giải pháp, tận dụng cơ hội - làm thế nào để không chỉ HPG, mà cả ngành thép Việt Nam vượt qua sóng gió hiện nay một cách vững vàng nhất.

Trừng phạt và lỗ lịch sử

Sau những gói trừng phạt mà Mỹ và phương Tây nhằm vào Nga, làn sóng đóng cửa các nhà máy sản xuất kim loại lan rộng khắp châu Âu, cộng thêm lệnh cấm nhập khẩu các mặt hàng sắt, thép, tiến tới là cả nhôm, khiến nền công nghiệp ở lục địa già có nguy cơ đứt gãy, ngưng trệ.
Trong bối cảnh “mây đen” phủ bóng lên ngành thép thế giới, mức sản xuất sụt giảm rõ rệt, những tháng ngày “lịch sử” được ghi nhận lần đầu tiên sau hơn 13 năm thăng hoa ở Hoà Phát – doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam của tỷ phú Trần Đình Long lần đầu tiên “nếm mùi lỗ”.
Quý III/2022 là lần đầu tiên tập đoàn Hòa Phát lỗ sau thuế kể từ năm 2008. Nhóm thép ghi nhận lợi nhuận quý ở mức âm 1.950 tỷ đồng, đóng góp 109% trong tổng lỗ sau thuế hợp nhất của Hoà Phát và được bù đắp lại bởi 6% lãi từ nhóm nông nghiệp và 3% lãi từ nhóm bất động sản nhưng vẫn cho thấy những khó khăn rất lớn của ngành thép hiện nay. Đặc biệt, đây không chỉ là câu chuyện riêng của Hoà Phát.
Báo cáo tài chính vừa công bố của Hoà Phát cho thấy, chi phí tài chính cao đột biến là một trong những nguyên nhân làm Hòa Phát thua lỗ trong quý III. Trong đó, riêng khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá đã lên tới 1.414 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần cùng kỳ.
Quý III/2022, doanh thu thuần của tập đoàn Hòa Phát trong quý III vừa qua là 34.103 tỷ đồng doanh thu hợp nhất Hòa Phát đạt 34.441 tỷ đồng, giảm 4.478 tỷ đồng, tương ứng giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái là 38.918 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất âm 1.786 tỷ đồng, giảm 12.137 tỷ đồng tương ứng giảm 117% so với cùng kỳ năm trước.
Trái lại, giá vốn hàng bán tăng thêm 6.290 tỷ đồng, tương đương thêm 23,5%. Doanh thu giảm trong khi giá vốn đi lên khiến cho lợi nhuận gộp của Hòa Phát rơi xuống còn 1.001 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2013 và chỉ bằng chưa đầy 1/10 quý III năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp giảm còn 2,9%.
Đồng thời, doanh thu của sản xuất và kinh doanh thép - ngành chủ chốt của Tập đoàn là 32.554 tỷ đồng, đóng góp 95% vào doanh thu hợp nhất, 5% còn lại đến từ nông nghiệp và bất động sản của Hoà Phát.
Cần lưu ý rằng, than và quặng là hai nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mà tập đoàn Hòa Phát đang sử dụng. Trong khi quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở mức ổn định thì giá than đã trải qua nhiều biến động mạnh trong 9 tháng vừa qua của năm 2022.
EU có nguy cơ bị tê liệt vì thiếu khí đốt Nga, cơ hội hiếm có của ngành thép Việt Nam
Thêm đó, xung đột Ukraina và Nga, một trong những nhà cung cấp than lớn trên thế giới đã dấy lên lo ngại thái quá về thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến cú sốc về giá than lên cả phần còn lại thị trườngtoàn thế giới.
Đáng nói nhất, chính các lệnh trừng phạt đã làm đứt gãy dòng chảy cung ứng cũ và việc thiếu chu trình vận tải cho các cung đường mới làm tăng chi phí vận chuyển khiến giá nguyên liệu nhập khẩu càng cao hơn.

‘Cú hắt hơi’ của Fed và lời tiên tri ứng nghiệm từ tỷ phú Trần Đình Long

Sở dĩ lợi nhuận quý 3 của Hoà Phát suy giảm là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là than cốc cao gấp nhiều lần so với bình thường.
Những ngày qua, người ta nhắc đến “lời tiên tri như thần” của tỷ phú Trần Đình Long tại Đại hội Cổ đông thường niên 2022 của Hòa Phát.
Khi đó, “vua thép” Trần Đình Long đã cảnh báo về tình hình tương lai “thê thảm” của doanh nghiệp khi mà ngành thép “đang không thuận lợi” trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay. Điều này cũng cho thấy tầm nhìn của Chủ tịch Hoà Phát.
Tỷ phú Trần Đình Long nhấn mạnh, ngành thép gặp khó khăn vào cuối năm vì nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga-Ukraina. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thực hiện chính sách ‘Zero-Covid’ khiến cho nhu cầu thép giảm tại thị trường này giảm.
“Khi có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào”, tỷ phú Trần Đình Long nói và đến nay, người ta đã hiểu hai từ “thê thảm” mà “vua thép” Việt hàm ý là gì.
Báo cáo tài chính vừa công bố của HPG cũng cho thấy, ‘cú hắt hơi’ của Mỹ - việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, đẩy sức mạnh đồng đô la tăng lên, khiến Việt Nam đồng cùng nhiều đồng tiền quốc gia khác yếu đi, có ảnh hưởng lớn thế nào đến ngành thép.
Thực tế, doanh thu tài chính quý 3 của Hoà Phát là 886 tỷ đồng, không thay đổi nhiều so với mức 879 tỷ đồng của năm 2021. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng vọt 138,5% lên 2.309 tỷ đồng.
Đặc biệt, chi phí lãi vay là 837 tỷ đồng, chiếm hơn 36% tổng chi phí tài chính trong kỳ và tăng 24% so với quý III năm ngoái.
Trong đó, mức lỗ chênh lệch tỷ giá (đã thực hiện cũng như chưa thực hiện) lên tới 1.414 tỷ đồng, cao gấp 5,6 lần cùng kỳ.
Cần nhấn mạnh rằng, Hòa Phát có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu lớn, đồng thời vay nợ nhiều bằng ngoại tệ, nên những biến động tỷ giá có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả tài chính của tập đoàn.
Kể từ tháng 3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 5 lần liên tiếp thêm tổng cộng 300 điểm cơ bản. Điều này giúp dòng tiền chảy về Mỹ để được hưởng lãi suất cao hơn, khiến cho đồng USD mạnh lên, đồng thời củng cố nỗ lực giảm nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, hầu hết than và quặng sắt được Hòa Phát dùng trong luyện thép đều đến từ nước ngoài. Đồng USD tăng giá khiến cho chi phí nhập khẩu của Hòa Phát cũng đi lên theo.
Quan điểm của Việt Nam về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá với lõi thép Việt Nam

Tỷ giá và lãi suất tăng mạnh gây khó khăn cho Hoà Phát

Báo cáo tài chính quý III không thuyết minh chi tiết về rủi ro tỷ giá của Hòa Phát. Tuy nhiên, báo cáo bán niên hợp nhất, tại ngày 30/6 năm nay, Hòa Phát đang vay ngắn hạn gần 1,17 tỷ USD, vay dài hạn 132 triệu USD, phải trả người bán gần 866 triệu USD.
Thêm vào đó, giá trị các khoản tiền, tương đương tiền và phải thu ngắn hạn là gần 390 triệu USD. Như vậy, tập đoàn Hòa Phát có hơn 1,8 tỷ USD nợ phải trả thuần chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá trong bối cảnh hiện nay.
Khi đồng bạc xanh tăng giá, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Hòa Phát cũng đi lên theo, ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính.
Trong khi đó, từ đầu năm 2022 đến ngày 28/10, VND đã mất giá khoảng 9,2% so với USD. Tính đến cuối quý III (30/9), tỷ lệ mất giá là khoảng 5%, theo Doanh nghiệp và Kinh doanh. Trong khi đó, lãi tiền gửi, tiền cho vay của Hòa Phát quý vừa qua là gần 485 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng so với quý III năm ngoái.
Chi phí lãi vay cũng tăng 162 tỷ đồng lên 837 tỷ. Hòa Phát cho biết tỷ giá và lãi suất tăng mạnh là hai trong số những nhân tố khiến kết quả kinh doanh quý III/2022 chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Ngoài chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá, nhiều khoản mục khác trên báo cáo tài chính của Hòa Phát cũng đi lên đáng kể so với cùng kỳ như chi phí bán hàng tăng 9% lên 635 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24,6% lên 294 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho thấy, các khoản chi phí đều tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận gộp giảm đã khiến cho Hòa Phát lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng trong quý III, kéo tụt lợi nhuận lũy kế 9 tháng xuống còn 10.443 tỷ đồng.
Sau 9 tháng đầu năm, Hòa Phát mới thực hiện được gần 42% kế hoạch lãi sau thuế 25.000 – 30.000 tỷ đồng 2022.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép trong tháng 9 gần 2 triệu tấn, giảm 7,2% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 9/2022, tồn kho của các nhà máy thép Việt Nam ở mức 1,6 triệu tấn trong bối cảnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu suy yếu.
Riêng đối với tiêu thụ nội địa, quý cuối năm thường là thời điểm bứt phá tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng, do đó, giới đầu tư kỳ vọng, đây sẽ là tín hiệu tích cực cho ngành vật liệu xây dựng và cổ phiếu ngành thép phục hồi thời gian tới.
Thảo luận