Bị Kiểm toán sờ đến, VICEM xin giữ lô đất vàng xây cao ốc ‘tiểu Keangnam’

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) xin giữ lại toà cao tốc nghìn tỷ “tiểu Keangnam” Vicem Tower ‘đắp chiếu’ khu đất vàng lô 10E6, Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Sputnik
Đây là Trung tâm điều hành và giao dịch của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam với diện tích gần 8.500m2 nằm trên khu đất vàng trung tâm Hà Nội nhưng sau nhiều năm vẫn nằm “đắp chiếu“, bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm gây lãng phí, mất mỹ quan đô thị.

VICEM muốn giữ lại lô đất vàng để hoàn thiện cao ốc Vicem Tower

Vừa qua, Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) vừa có kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại lô đất 10E6 - Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Dự án Vicem Tower, từng được mệnh danh là “tiểu Keangnam” gồm tòa văn phòng tiêu chuẩn hạng A, cao 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, tổng diện tích sàn khoảng hơn 78.000m2 theo thiết kế.
Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng, VICEM bày tỏ mong muốn được giữ lại lô đất 10E6 để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án làm Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM.
Cùng với đó, VICEM cũng đề nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến cho phép doanh nghiệp không thực hiện phương án chuyển nhượng để hoàn thiện việc đầu tư dự án.
Tài sản của Sài Gòn One Tower bị thu giữ
Báo cáo lý do xin giữ lô đất vàng, VICEM cho rằng, trụ sở đang sử dụng tại 228 Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội không đảm bảo diện tích, quy mô, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên. Đặc biệt, trụ sở cũ không đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của VICEM.
Từ cuối năm 2021, Bộ Xây dựng đã có ý kiến về đề xuất phương án “giữ lại tiếp tục sử dụng” khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy.
Bộ Xây dựng cho hay, theo quy định Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Nghị định số 91/20215 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015, VICEM không được đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (do đây là đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính).
Bên cạnh đó, dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM tại lô đất 10E6 này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép VICEM chuyển nhượng tại văn bản 2243 ngày 10/3/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Vì vậy, để có cơ sở xem xét đề xuất “giữ lại tiếp tục sử dụng” của VICEM đối với khu đất, Bộ Xây dựng yêu cầu VICEM báo cáo làm rõ cơ sở pháp lý, hiệu quả dự án, khả năng bảo toàn vốn nhà nước và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật đối với đề xuất này.
Câu chuyện về người đàn ông hiến 1.000m2 'đất vàng' cho công an xã xây trụ sở
Báo cáo về việc chuyển nhượng dự án, VICEM cho biết, doanh nghiệp đã lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
“Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển nhượng dự án theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có một số khó khăn vướng mắc”, - theo VICEM.
Trong đó, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo hình thức án tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, chưa xác định được giá trị tài sản trên đất do vướng mắc và/hoặc tranh chấp kéo dài liên quan đến một số gói thầu của dự án (gồm cả tranh chấp đang trong quá trình giải quyết thông qua Toà án và Trọng tài).
Mặt khác,giá trị quyền sử dụng đất của lô đất chưa được UBND TP Hà Nội phê duyệt giá đất cụ thể. Dự án dở dang kéo dài hơn 10 năm và còn một số tồn tại của các gói thầu nên việc tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án cũng gặp khó khăn, theo VICEM.
“Dự ánTrung tâm điều hành và giao dịch VICEM không phải là dự án bất động sản/ không phải là bất động sản đầu tư do mục tiêu chính của dự án là xây dựng trụ sở làm việc của Tổng công ty”, - VICEM nêu rõ.
Do đó, theo doanh nghiệp này, việc tiếp tục đầu tư dự án tuân thủ quy định của Luật số 69/2014 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định số 91/2015 và các quy định pháp luật có liên quan.
Vingroup làm nhà ở xã hội từ 300 triệu đến 950 triệu đồng

Vicem Tower “đắp chiếu” 11 năm trên khu đất vàng ở Hà Nội

Dự án được triển khai theo Quyết định phê duyệt số 2208/QĐ-XMVN ngày 30/12/2011 của HĐTV Tổng công ty và Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000884 do UBND TP.Hà Nội ban hành năm 2010.
Dự án này có quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn 81.000m2 ban đầu được dự kiến là Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem kết hợp cho thuê văn phòng.
Toà cao ốc nghìn tỷ của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam sở hữu vị trí đẹp trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh tòa nhà Keangnam Landmark.
Dự án VICEM Tower được khởi công vào năm 2011, dự kiến hoàn thành sau khoảng 3 năm nhưng chậm tiến độ, sau đó được lùi thời hạn đi vào hoạt động sang cuối năm 2017.
Sơ bộ, tổng mức đầu tư ban đầu gần 2.000 tỷ đồng, và được điều chỉnh tăng lên trên 2.700 tỷ đồng (tăng gần 800 tỷ đồng). Dù vậy, đã 11 năm sau khởi công tòa tháp mới chỉ hoàn thiện phần thô, nằm trơ xương và bỏ hoang nhiều năm ngay ở khu vực trung tâm Hà Nội. Trong khi đó, chủ đầu tư cho biết hiện tổng chi phí đã rót vào dự án này vào khoảng 1.430 tỷ, bằng vốn tự có
Từ năm 2016, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về chủ trương tìm nhà đầu tư chuyển nhượng dự án nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ trương thoái vốn lĩnh vực ngoài ngành.
VICEM cho biết, chủ trương này cũng được cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý trên tinh thần bảo đảm nguyên tắc thị trường và thu lại lợi ích tối đa cho Nhà nước.
Sau đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến của các Bộ ngành có liên quan để chỉ đạo việc chuyển nhượng dự án này. Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND TP.Hà Nội, Tổng công ty Xi măng Việt Nam cũng đã gia hạn thời gian hoàn thành dự án tới ngày 31/12/2020.
Vinhomes bất ngờ thoái vốn tại Vinpearl Landmark 81
Ngày 20/2/2019, VICEM có văn bản 272/VICEM-HĐTV trình Bộ Xây dựng đề xuất phương án chuyển nhượng toàn bộ dự án với giá chuyển nhượng “không thấp hơn chi phí đầu tư, đảm bảo thu hồi vốn nhà nước”.
Khi đó, VICEM cho biết đã thuê Công ty cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam đánh giá, đề xuất phương án xử lý dự án. Sau đó, cơ bản các bộ, ngành liên quan đã đồng ý cho VICEM bán trụ sở, doanh nghiệp cũng đã báo cáo Bộ Xây dựng việc tìm nhà đầu tư mua lại trụ sở.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra sai phạm liên quan dự án

Đáng chú ý, đây cũng là một trong những dự án được nhắc đến tại báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội dựa trên báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), đồng thời, đề nghị VICEM kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra rằng đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc/và chưa được phê duyệt lại.
Hiện nay, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam có 10 nhà máy sản xuất xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công suất 20 triệu tấn clinker và 27 triệu tấn xi măng/năm với các thương hiệu xi măng Vicem Hải Phòng, xi măng Vicem Bỉm Sơn.
Thảo luận