Việt Nam tái khẳng định lập trường về những vấn đề nhạy cảm
“Ở Đông Nam Á, xét về sức mạnh, về đà phát triển kinh tế, không có nước nào khác ngoại trừ Việt Nam, quốc gia giáp giới với Trung Quốc, đủ khả năng tác động đến nước láng giềng lớn này. Hoa Kỳ cũng xuất phát từ đặc điểm đó, thấy Việt Nam là công cụ gây áp lực với Trung Quốc. Đối với Washington, sẽ là lý tưởng nếu như sắp xếp được cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông, đề nghị Việt Nam cho phép tàu chiến Mỹ ra vào và đóng căn cứ ở cảng Cam Ranh, bằng cách nào đó thu hút hoặc gắn kết Việt Nam vào khối quân sự mà họ đang hình thành trong khu vực. Hoặc vào AUKUS hoặc với Quad. Vì vậy, việc Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện lập trường của Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Việt Nam sẽ không có lập trường nước đôi kiểu cùng lúc ngồi trên hai ghế. Hà Nội nói rõ - không có căn cứ, không khối liên minh quân sự và không liên kết với họ, về vấn đề Đài Loan thì hoàn toàn chia sẻ quan điểm của Bắc Kinh. Nhưng đồng thời, Việt Nam tuyệt đối giữ vững lập trường của mình về vấn đề Biển Đông - Việt Nam đã tuyên bố rằng sẽ không sử dụng vũ lực quân sự để giải quyết vấn đề này. Đây là chuyến thăm cực kỳ quan trọng và hiệu quả, Việt Nam đã phát tín hiệu hoàn toàn rõ ràng cho Hoa Kỳ hiểu rằng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Hà Nội cũng sẽ không hành động như nước đối địch của Trung Quốc», - chuyên gia Dmitry Mosyakov lưu ý.
An ninh khu vực
Những rủi ro thách thức đối với đà phát triển của Trung Quốc và Việt Nam
«Xung đột Nga-Ukraina càng làm nổi rõ sự đối đầu trong dư luận và chính trị quốc tế, bao gồm chủ nghĩa bảo hộ, “xây tường và công sự”, «phân chia và phá vỡ mắt xích». Ngoài vấn đề địa chính trị giữa các cường quốc, cộng đồng quốc tế bao gồm các nước đang phát triển phải đối mặt với vô số thách thức.
Cụ thể, đó là khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực. Những vấn đề này là mối quan ngại sâu sắc của các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam», - chuyên gia Trung Quốc nhận xét.
Trung Quốc và Việt Nam - những đất nước XHCN
«Trung Quốc và Việt Nam là hai nước XHCN do đảng Cộng sản cầm quyền. Hai đảng và Nhà nước tương tác với nhau một cách tốt đẹp, đóng vai trò dẫn dắt trong sự phát triển mối quan hệ liên quốc gia, có vị trí truyền thống trong quan hệ Trung-Việt.
Ngoài ra, cả hai nước đang phải đương đầu với hàng loạt vấn đề đối nội và đối ngoại, và trong điều kiện đó, các bên đang tăng cường liên hệ về vấn đề quản lý công, có ý nghĩa to lớn để trao đổi kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời, những kinh nghiệm phong phú mà Trung Quốc tích luỹ được trên hành trình hiện đại hóa qua nhiều năm cải tổ và mở cửa xứng đáng là nguồn cảm hứng tuyệt vời dành cho Việt Nam», - chuyên gia Trung Quốc đánh giá.