Thỏa thuận lúa mì bị phương Tây lợi dụng. Việt Nam chẳng sao nếu không có lúa mì
14:47, 2 Tháng Mười Một 2022
Theo Ủy ban châu Âu, Ukraina đã xuất khẩu hơn 14 triệu tấn ngũ cốc trong khuôn khổ thỏa thuận ngũ cốc. 34% lượng ngũ cốc được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, 35% đến các nước EU và chỉ 3- 5% được chuyển đến các nước nghèo nhất. Tổng thống Vladimir Putin đã đặt câu hỏi: Chẳng lẽ chúng tôi đã làm mọi thứ vì điều này chăng?
SputnikMoskva đã quyết định ngừng việc tham gia thỏa thuận xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraina bên bờ Biển Đen sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại Sevastopol. Quân đội Nga đã cáo buộc Ukraina tấn công mang tính khủng bố bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào Hạm đội Biển Đen. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, các tàu bị tấn công đảm bảo an ninh cho hành lang ngũ cốc.
Hôm 31/10, ông Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực của Nga tại LHQ phát biểu rằng, cuộc tấn công của Kiev vào Hạm đội Biển Đen đặt dấu chấm hết cho khía cạnh nhân đạo của các thỏa thuận Istanbul. Nga không thể cho phép các tàu đi qua Biển Đen mà không bị kiểm tra. Theo ông, Liên bang Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp riêng để kiểm tra các tàu chở hàng khô không được phép đi qua Biển Đen.
31 Tháng Mười 2022, 17:35
Cũng hôm 31/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo diễn ra sau cuộc gặp ba bên với Thủ tướng Armenia và Tổng thống Azerbaijan tại Sochi đã nói rằng, quyết định của Nga không phải là sự từ chối tham gia thỏa thuận mà chỉ là việc đình chỉ. Ukraina phải đảm bảo an ninh cho hành lang nhân đạo mà thông qua đó ngũ cốc được xuất khẩu, và chỉ khi đó Nga mới có thể tiếp tục tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc.
Ngay sau tuyên bố của Nga, ngày 31/10, giá lúa mỳ giao kỳ hạn tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) đã tăng hơn 5%, giá ngô tăng hơn 2%. Điều này đang làm dấy lên lo ngại về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.
Trước hết là trò “ăn chặn” ngũ cốc của các nước phương Tây
Điều gì đã dẫn tới việc Nga rút khỏi thỏa thuận nói trên, khi việc Ucraina tấn công Hạm đội Biển đen chỉ là nguyên nhân trực tiếp? Nguyên nhân sâu xa dẫn tới quyết định của Nga là gì?
Trả lời câu hỏi trên của Sputnik, chuyên gia quân sự và quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng đã bình luận: Nga có đủ các lý do hợp lý để tạm dừng
thực hiện thỏa thuận xuất khẩu lúa mỳ giữa Nga và Ukraina do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
Trước hết là trò “ăn chặn” ngũ cốc của các nước phương Tây. Như phía Nga đã nhiều lần công bố các kết quả kiểm tra, kiểm soát của Tổ chức Nông-Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và một số tổ chức giám sát hàng hải quốc tế; chỉ có không quá 3% số ngũ cốc được xuất khẩu theo thỏa thuận này tới được các quốc gia Châu Phi và Châu Á đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực. Số ngũ cốc còn lại đã “chảy” về các quốc gia phương Tây và Châu Mỹ. Mặc dù phía Nga đã nhiều lần kêu gọi các nước giàu có hãy chia sẻ khó khăn về lương thực cho các quốc gia nghèo đói nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai lời kêu gọi ấy và tình hình vẫn không có nhiều thay đổi trong mấy tháng qua. Hành động của phương Tây trong thực hiện thỏa thuận ngũ cốc đã thể hiện sự giả dối của họ về nhân đạo và nhân quyền.
“Ủy ban châu Âu cho biết, Ukraina đã xuất khẩu hơn 14 triệu tấn ngũ cốc trong khuôn khổ thỏa thuận ngũ cốc. Trong khi đó, như Tổng thống Nga đã nói tại cuộc họp báo ngày 31/10 thì 34% lượng ngũ cốc được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, 35% đến các nước EU và chỉ 3-4%, đôi khi lên đến 5% được chuyển đến các nước nghèo nhất. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt câu hỏi: Chẳng lẽ chúng tôi đã làm mọi thứ vì điều này chăng? Phương Tây buộc Nga rút khỏi các thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc. Các cơ quan tình báo phương Tây tham gia vào các hoạt động quân sự khác nhau ở Ukraina. Nga biết rõ ai thực sự đứng sau vụ tấn công vào Sevastopol. Để đối phó với việc Anh tham gia vào vụ tấn công Sevastopol ngày 29/10, Nga đã chọn rút khỏi cái gọi là thỏa thuận ngũ cốc. Quyết định này hoàn toàn đúng. Hơn nữa, thỏa thuận này còn không mang tính chất bắt buộc”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
31 Tháng Mười 2022, 14:52
“Ukraina, với sự trợ giúp của cơ quan đặc biệt Anh đã lợi dụng “con đường ngũ cốc” để tiến hành các hoạt động quân sự chống Nga. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, các tàu chiến bị tấn công đảm bảo an ninh cho hành lang ngũ cốc. Chưa hết! Trong một diễn biến khác, vì tầm bay của các UAV tấn công của Ukraina có hạn và không phận phía Nam Ukraina bị phòng không Nga phong tỏa chặt chẽ nên quân đội Ukraina đã “độn” vào đoàn tàu chở ngũ cốc một số UAV được phóng từ trên boong của mấy chiếc tàu này để tấn công Sevastopol.Với hai diễn biến này, phía Nga có đủ cơ sở để tạm dừng thực thi “thỏa thuận lúa mỳ, thậm chí là chấm dứt nó vĩnh viễn”, - Chuyên gia quân sự và quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Việt Nam sẽ đói nếu không có ngũ cốc của Ukraina sao?
Ngoại trưởng Ukraina Kuleba trên Twitter đã viết rằng, sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc, “Nga
đang chặn hai triệu tấn ngũ cốc dành cho Algeria, Yemen, Việt Nam, Bangladesh và những nước khác ngay tại thời điểm này.” Mặc dù Tổng thống Ukraina V. Zelensky đã nói một ngày trước rằng có đủ ngũ cốc cho tất cả mọi người.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, tuyên bố của ngoại trưởng Ukraina có lẽ cũng “hề” không kém cấp trên của ông ta. Đối với các quốc gia nghèo đói thực sự như Bangladesh do thiên tai lũ lụt triền miên hoặc Yemen, nơi chiến tranh kéo dài hàng chục năm nay chưa chấm dứt thì có thể. Còn đối với Việt Nam và Algeria, những quốc gia đã vươn lên hàng đang phát triển trung bình của thế giới thì đó là sự khôi hài. Hoặc là ông Kuleba không biết những thông tin về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam và Algeria, hoặc là ông ta cố tình nhắm mắt làm ngơ trước các thông tin ấy. Còn nếu ông ta định lợi dụng việc Nga chặn đoàn tàu chở hơn 2 triệu tấn ngũ cốc kia để lôi kéo dư luận Việt Nam và Algeria chống Nga thì hành động đó lại càng chứng tỏ rằng bộ óc của nhà ngoại giao này rất cần đến một bộ dụng cụ chống chập điện để kiểm tra.
“Cần nhắc lại rằng trong hàng chục năm qua, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trung bình hàng năm trong nhiều năm qua luôn chiếm trên dưới 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hạt gạo Việt Nam trong đó có những loại gạo cao cấp như ST-24, ST-25 đã có mặt ở 150 quốc gia trên thế giới. Cũng từ hơn 20 năm nay, Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về nguồn cung lương thực trong nước và có dự trữ quốc gia đáng kể phòng chống thảm họa tự nhiên. Việt Nam chúng tôi đã có “của ăn, của để” chứ đâu có đói” vì không có lúa mỳ Ukraina, thưa ông Kuleba?”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng phản ứng trước lời phát biểu của ngoại trưởng Ucraina Kuleba trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Còn một điều mà ông ngoại trưởng Ukraina nên biết nữa và nên nhớ là năm 2021 và 2022, bất chấp đại dịch COVID-19 hoành hành, Việt Nam vẫn đạt sản lượng xuất khẩu gạo từ 6,3 triệu tấn đến 6,5 triệu tấn. Không những thế, nền kinh tế Việt Nam còn đạt tốc độ phục hồi sau đại dịch vào hàng nhanh nhất thế giới.
“Họ ăn bánh mỳ, còn chúng ta ăn cơm. Nhưng kết quả là cả hai đều tồn tại”
Quan điểm của Nga trong vấn đề Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc như sau: Bằng chính bàn tay của mình Ukraina, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Anh, đang chặn thỏa thuận ngũ cốc và khiến các nước nghèo không có lương thực. Nga là nhà cung cấp lúa mì chính cho Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ không đói nếu không có ngũ cốc Ukraina.
Năm 2018, Nga bán 2,4 triệu tấn ngũ cốc cho Việt Nam. Nga trở thành nhà cung cấp chính cho Việt Nam và Việt Nam - khách hàng lớn thứ ba của Nga. Nhưng năm 2019, xuất khẩu giảm mạnh do hàm lượng hạt cây kế trong lúa mì (kết quả Việt Nam kiểm dịch). Hiện kiểm dịch thực vật đã được tăng cường, các cuộc đàm phán đang được tiến hành, vào tháng 8 năm nay, rất nhiều
công ty Nga đã sẵn sàng cung cấp lúa mì sạch cho Việt Nam.
“Sinh thời, Nhà nghiên cứu Văn hóa kỳ cựu Phan Ngọc từng so sánh bản sắc văn hóa Việt Nam với văn hóa phương Tây bằng câu cách ngôn thâm thúy: “Họ ăn bánh mỳ, còn chúng ta ăn cơm. Nhưng kết quả là cả hai đều tồn tại”. Từ câu cách ngôn này, có thể thấy một điều chắc chắn rằng, Việt Nam không vì thiếu lúa mỳ mà chết đói”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.
2 Tháng Mười Một 2022, 06:26
Việt Nam nhập khẩu lúa mỳ và các sản phẩm lúa mỳ từ nhiều nguồn khác nhau mà Nga là một trong các nhà cung cấp lớn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay đã không còn dùng lúa mỳ nhập khẩu để “chống đói” như trong thời bao cấp mà dùng số lúa mỳ nhập khẩu ấy vào ngành công nghiệp thực phẩm, cho ra đời các loại “bánh mỳ” nổi tiếng thế giới, các loại bánh khác cũng như dùng trong nhiều lĩnh vực khác, kể cả dược phẩm, vật liệu, thậm chí là cả chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.v.v… Lương thực chủ yếu của người Việt Nam vẫn là gạo. Còn bột mỳ thì cũng như ngô, khoai, sắn.v.v… chỉ là thực phẩm thêm vào cho bữa ăn của người Việt thêm phong phú cũng như đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến từ các quốc gia sử dụng bột mỳ làm lương thực chính mà thôi.
Việt Nam nhập khẩu bột mỳ từ nhiều nguồn. Ngoài Nga còn có Canada, Pháp, Mỹ.v.v… Sau sự cố hạt kế năm 2019 và sự gián đoạn nhất định do đại dịch COVID-19, chắc chắn các thỏa thuận
nhập khẩu lúa mỳ Nga – Việt sẽ được nối lại, một mặt để có thêm bột mỳ cho các ngành công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp khác; mặt khác để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch đến từ các nước phát triển, trong đó có Nga.