Mỹ cần cắt giảm mạnh nguồn cung vũ khí cho Ukraina vì "cơn ác mộng" sắp tới ở châu Á

MOSKVA (Sputnik) - Mỹ sẽ phải cắt nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraina để tránh thảm họa quân sự ở eo biển Đài Loan, nhà phân tích Darren Spink và Liam Gibson viết trong bài báo dành cho National Interest.
Sputnik

"Washington dường như không thể đồng thời trang bị vũ khí cho quân đội Ukraina và cả Đài Loan", - những người phụ trách chuyên mục lưu ý.

Như đã nêu trong ấn phẩm, kể từ tháng 2 năm 2022, Mỹ đã hỗ trợ quân sự cho Lực lượng Vũ trang Ukraina số tiền 18,5 tỷ USD, bao gồm hơn 1.400 hệ thống phòng không Stinger và 8.500 hệ thống chống tăng Javelin. Mỹ đã sử dụng hết gần một phần ba số Javelin dự trữ. Theo các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cần rất nhiều năm nữa để kho vũ khí này mới khôi phục hoàn toàn.
Theo các chuyên gia, Đài Loan đã đối mặt với sự chậm trễ trong việc cung cấp thiết bị quân sự của Mỹ do cuộc xung đột ở Ukraina, và gặp các vấn đề hậu cần và tình trạng quan liêu ở Washington. Spink và Gibson tin rằng lạm phát tràn lan, tỷ lệ thất nghiệp cao và suy thoái trong nước, cũng như cán cân quyền lực mới và tình hình địa chính trị trên hành tinh sẽ đòi hỏi những quyết định khó khăn từ chính phủ Mỹ. Mỹ sẽ không thể đồng thời hỗ trợ Kiev và Đài Bắc và sẽ buộc phải chọn một hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại, các tác giả tin tưởng.

"Bóng ma về một liên minh Nga-Trung từ thời Liên Xô đã trở lại và sẽ ám ảnh giới chính trị gia Mỹ, những người tỉnh táo trước viễn cảnh thảm khốc về cuộc đụng độ đồng thời với Nga ở Ukraina và Trung Quốc ở Đài Loan", - các nhà phân tích lý luận.

Washington phải mở to mắt chuẩn bị cho một viễn cảnh chiến sự trên cả hai mặt trận, vì cơn ác mộng này có thể trở thành hiện thực, Spink và Gibson kết luận.
Chuyên gia: Mỹ khiến Đài Loan chống Trung Quốc theo gương Ukraina

Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Đài Loan

Quan hệ chính thức giữa chính quyền trung ương CHND Trung Hoa và tỉnh đảo Đài Loan bị gián đoạn vào năm 1949, sau khi lực lượng Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chuyển đến Đài Loan vì thất bại trong cuộc nội chiến với đảng Cộng sản Trung Quốc. Các liên hệ kinh doanh và phi chính thức giữa hòn đảo và Trung Hoa đại lục đã nối lại vào cuối những năm 1980. Từ đầu những năm 1990, các bên bắt đầu tiếp xúc thông qua các tổ chức phi chính phủ như Hiệp hội BK về Phát triển quan hệ qua eo biển Đài Loan và Quỹ Đài Bắc về giao lưu xuyên eo biển.
CHND Trung Hoa coi hòn đảo là tỉnh của mình và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc giữa đại diện Đài Bắc với các quan chức đương nhiệm, đặc biệt là các quan chức cấp cao hoặc quân đội từ các quốc gia mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.
Thảo luận