“Ở Anh, hai thủ tướng liên tiếp tuyên bố từ chức, không rõ tân thủ tướng (Rishi Sunak) sẽ tại vị bao lâu. Nước Anh lại phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, trong đó có vấn đề năng lượng. Trong tình huống như vậy, chơi "quân bài Đài Loan" là một hành động đơn giản nhất có thể đánh lạc hướng dư luận khỏi những vấn đề trong nước và thu hút sự chú ý từ bên ngoài. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn. Các nhà phân tích nói có khả năng rất cao là đảng Dân chủ sẽ mất đa số ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, vì vậy chính phủ Mỹ nên kiên quyết sử dụng “lá bài Đài Loan” để kiềm chế sự trỗi dậy và phát triển của Trung Quốc đại lục và để củng cố sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Châu Á. Anh Quốc từ lâu đã đứng về phía Hoa Kỳ, và chính quyền Đài Bắc không ngừng tìm kiếm những người ủng hộ chính trị. Tất cả điều này đã dẫn đến việc tổ chức chuyến thăm của một quan chức Anh tới hòn đảo”, - chuyên gia Bi Dianlong nhận xét.
Ý tưởng chính của Hoa Kỳ
“Do Vương quốc Anh không hoàn toàn nằm trong khuôn khổ chiến lược của Mỹ, nên đôi khi nước này có những bước đi cực kỳ khiêu khích. Nếu chính phủ mới của Anh không dựa vào nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia của mình, không phát triển chính sách đối với CHND Trung Hoa dựa trên lợi ích quốc gia của mình, thì do sự hỗn loạn trong chính phủ và do nước này theo chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, thì rất có thể Anh quốc sẽ mở rộng hợp tác với Đài Loan”, - ông Bi Dianlong nói.
Chuyên gia Bi Dianlong nói: “Để Vương quốc Anh có được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế, để quay trở lại chủ nghĩa thực dụng có lợi cho sự phát triển của đất nước, Anh quốc không chỉ cần một chính phủ ổn định và các chính trị gia có trách nhiệm, mà ở mức độ lớn hơn, quốc gia này cần thoát khỏi sức ì chính trị nảy sinh do sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ và việc sử dụng quyền lực của nước khác”.