Nguồn cơn giá xăng trong nước bị ‘o ép’

HÀ NỘI (Sputnik) - Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore đang tăng rất mạnh khi chạm mốc 105 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 tháng qua.
Sputnik
Mức giá này tương đương với ngày 31/1, khi đó giá xăng trong nước (A95) chạm mức 24.365 đồng/lít.

Phụ phí đang đẩy giá nhập khẩu

Trước bối cảnh nguồn cung thế giới bị đứt gãy và thị trường xăng dầu thế giới đang là thị trường do người bán định giá như hiện nay, việc đưa xăng dầu về Việt Nam là rất khó khăn do phụ phí tăng cao.
Cụ thể, phụ phí đưa xăng dầu từ Singapore về Việt Nam trong các chuyến hàng đầu tháng 11 của PVOIL lên tới 8-10 USD/thùng.
Đối với lô hàng thời điểm tháng 8 và 9 trước đó, mức phụ phí này bình quân từ 10-12 USD/thùng. Đây là mức phụ phí rất cao nếu so với mức phụ phí dưới 4 USD/thùng trước khi xung đột Nga-Ukraina xảy ra.
Theo TTXVN, ngoài vấn đề phụ phí chưa tính đúng tính đủ theo thực tế, một khó khăn khác mà doanh nghiệp đầu mối đang gặp phải là tỷ giá USD/VND tăng cao.
Mua xăng theo can: Hà Nội hỏa tốc đòi xử lý, Bộ Công thương nói không có luật cấm
Bên cạnh đó, việc lo đủ ngoại tệ để nhập khẩu cũng là thách thức lớn với doanh nghiệp, nhất là khi có sự chênh lệch tỷ giá "chợ đen" và tỷ giá bán ra của của ngân hàng thương mại.
Do đó, để có đủ nguồn ngoại tệ nhập khẩu, trong một số trường hợp, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm một số loại phí khiến giá thành đưa xăng dầu về Việt Nam cũng theo đó mà bị đội lên.
Ngoài ra, lãi suất cho vay của ngân hàng cũng bị điều chỉnh tăng trong thời gian qua cũng khiến cho nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính để tăng nhập khẩu xăng dầu.
Trong khi đó, sức ép tăng giá xăng lần thứ 4 vẫn có khả năng khi giá xăng nhập đã leo lên mức rất cao trong khi lãi suất và tỷ giá chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Một nguyên nhân nữa khiến giá xăng nhập cao còn bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô toàn cầu đang tăng trở lại khi nguồn cung vẫn gặp vấn đề, kết hợp với Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch để hỗ trợ nền kinh tế hoạt động tốt hơn.
Lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu ở Việt Nam?

Nỗ lực tháo gỡ từ Nhà nước và doanh nghiệp

Theo TTXVN, từ đêm 4/11 đến rạng sáng 5/11, nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã nâng dần công suất lên 112% để góp phần giảm áp lực nguồn cung xăng dầu trong nước.

"Để đảm bảo nguồn dầu thô đầu vào cho nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất, bên cạnh chính sách hỗ trợ về nguồn cung ngoại tệ phục vụ nhập khẩu hay lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, việc ưu tiên nguồn dầu thô khai thác tại Việt Nam cho nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất chế biến xăng dầu phục vụ thị trường trong nước là rất quan trọng, nhất là tại các mỏ mà Việt Nam sở hữu toàn bộ như Hồng Ngọc (mỏ Ruby)", ông Bùi Ngọc Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) trả lời TTXVN.

Tuy nhiên, theo ý kiến của giới chuyên gia, việc sớm điều chỉnh phụ phí bám sát thực tế là rất quan trọng để giúp các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ nguồn lực nhập khẩu xăng dầu.
Hà Nội: Nhiều cây xăng đóng cửa, người dân xếp hàng dài mua xăng, dầu cả tối
Nhiều doanh nghiệp đầu mối cũng đề xuất, việc điều chỉnh phụ phí đưa xăng dầu về Việt Nam nên thực hiện hàng tháng để có công thức tính giá cơ sở sát thực hơn, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu biến động nhanh như hiện nay.
Điều này sẽ giúp tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể tăng nhập khẩu, từ đó hạn chế việc bán hàng nhỏ giọt hay tạm đóng cửa của nhiều cây xăng tư nhân như thời gian vừa qua.
Đại diện Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất tại thị trường trong nước, cho biết trong bối cảnh một số cửa hàng xăng dầu thiếu hàng cục bộ khiến người dân khó mua xăng dầu, các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Petrolimex nghiêm túc duy trì bán xăng dầu 24/7, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thảo luận