Việt Nam ngày càng 'ghi điểm' về thúc đẩy bình đẳng giới

HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 8/11, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đăng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng "Thực hiện Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2022 cho 15 doanh nghiệp Việt Nam.
Sputnik
Đây là năm thứ 3 giải thưởng này được tổ chức tại Việt Nam. Giải thưởng WEPs Awards được sự hỗ trợ của Chính phủ Australia. Phát biểu khai mạc tại lễ trao giải, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cho biết:

“Là đầu tàu của phát triển kinh tế, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch và đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, thị trưởng và cộng đồng nhằm thu hẹp khoảng cách giới. Giải thưởng WEPs 2022 sẽ truyền cảm hứng cho nhiều công ty tích cực hơn trong việc áp dụng các chính sách và thực tiễn thúc đẩy bình đẳng giới”.

Làm tốt bình đẳng giới, Việt Nam là tấm gương cho các thị trường mới nổi
Về phần mình, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, những đóng góp của phụ nữ trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp ngày càng khẳng định vai trò dẫn dắt sự thay đổi để doanh nghiệp kinh doanh nhân văn và phát triển bền vững.

“Giải thưởng WEPs Awards sẽ lan toả động lực thúc đẩy các doanh nghiệp đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa trong việc thực hiện bình đẳng giới thực chất, tăng quyền kinh tế cho phụ nữ ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp mình”, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh nhấn mạnh.

Giải thưởng WEPs Awards nhằm công nhận nỗ lực của những công ty có các sáng kiến, chương trình hành động thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; đồng thời thu hút ngày càng nhiều công ty vận dụng các nguyên tắc trao quyền phụ nữ trong doanh nghiệp.
Giải thưởng năm nay gồm 7 hạng mục, bao gồm: Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới; bình đẳng giới tại nơi làm việc; bình đẳng giới tại thị trường; bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác; báo cáo minh bạch về bình đẳng giới; lãnh đạo trẻ cam kết thúc đẩy bình đẳng giới; doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện bình đẳng giới.
Nam sinh truyền tải thông điệp bình đẳng giới qua cổ phục Việt

Mua sắm có trách nhiệm giới

Đây cũng là nội dung Hội thảo tạo cơ hội cho thị trường bình đẳng giới thông qua mua sắm có trách nhiệm giới, diễn ra trong khuôn khổ sự kiện.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những rào cản, thách thức mà những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp phải khi tiếp cận và hoạt động tại thị trường Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp tạo cơ hội cho thị trường bình đẳng hơn cho phụ nữ bằng cách thúc đẩy mua sắm có trách nhiệm giới.
Bà Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ
Nhân dịp này, UN Women và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã giới thiệu chương trình hợp tác mới mang tên “WE RISE Together: Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ bằng cách đa dạng hoá nhà cung cấp thông qua mua sắm có trách nhiệm giới tại Việt Nam”, được Chính phủ Australia hỗ trợ thông qua quan hệ đối tác.
Bà Cherie Russell, Tham tán Phát triển thuộc Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, Châu Á – Thái Bình Dương có khoảng 60% doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, trong thị trường mua sắm toàn cầu, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm 1% doanh số mua sắm.
Dự án WE RISE Together sẽ tháo gỡ bất bình đẳng giới và vận động khu vực công, cũng như khu vực tư nhân tại Việt Nam cải thiện chính sách mua sắm.
Thảo luận