Việc trao đổi quan điểm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ không dẫn đến bất kỳ thỏa hiệp nào

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược Đại hội lần thứ 20 của ĐCS, mà Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt. Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn chưa thỏa thuận được về bất cứ điều gì. Việc Mỹ thiếu mềm dẻo trong quan điểm cứng rắn sẽ dẫn đến căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Sputnik
Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở đảo Bali của Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi hai bên cùng nhau tìm ra hướng phát triển đúng đắn cho quan hệ song phương và góp phần cải thiện quan hệ này. Nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn cùng Tổng thống Mỹ hợp tác để đưa quan hệ song phương trở lại con đường phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của hai nước và thế giới.

Lập trường nguyên tắc

Ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và quan hệ ngoại giao thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga (IMEMO RAN), cho biết, đằng sau những phát biểu nhẹ nhàng này là lập trường mang tính nguyên tắc của Trung Quốc.

“Phong cách văn hóa ngoại giao của Trung Quốc không phải là nói thẳng như các lãnh đạo phương Tây thường làm khi nói tất cả lỗi là do phía đối tác và họ phải sửa sai. Người Trung Quốc dùng cách nói mềm mại hơn. Mỹ cũng cho rằng chính sách của Trung Quốc không phải như họ mong đợi. Câu hỏi đặt ra là việc cải thiện và ổn định các mối quan hệ sẽ được trả giá bằng lợi ích của ai. Kết quả hội nghị thượng đỉnh cho thấy hiện nay hai bên chưa thể thỏa thuận, họ có các quan điểm khác nhau về triển vọng khu vực, kinh tế toàn cầu và sự cân bằng các lực lượng trên thế giới.

Họ cần một cơ chế tham vấn chiến lược dựa trên lòng tin hoạt động hiệu quả, có uy tín và sự tin cậy, để có thể giúp ngăn chặn một cuộc xung đột nóng bỏng nếu cần thiết. Trong khi đó, theo kết quả hội nghị thượng đỉnh, điều này đã không xảy ra, mặc dù ông Tập Cận Bình đã đưa ra tín hiệu như vậy. Trung Quốc quan tâm đến việc thảo luận các kế hoạch phát triển hợp tác và điều chỉnh chúng nếu có thể. Nhưng sự thiếu tin tưởng ngăn cản các bên làm điều này, họ ngày càng cho rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng chỉ là đơn phương, và do đó trở nên vô nghĩa”, ông Alexander Lomanov nói.

Hai ông Putin và Tập Cận Bình đã gửi một thông điệp rõ ràng tới phương Tây
Trả lời phỏng vấn Sputnik, giám đốc Câu lạc bộ «Valdai», giáo sư học viện MGIMO Oleg Barabanov lưu ý rằng bài phát biểu của Tập Cận Bình, được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mang đến cho thế giới một tín hiệu về tính nhất quán của nền ngoại giao Trung Quốc.

“Trung Quốc đã nêu rõ quan điểm của mình tại hội nghị thượng đỉnh, điều này thực tế đã được nêu trong báo cáo của ông Tập Cận Bình tại Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ. Cụ thể, Trung Quốc đứng về phía chủ nghĩa đa phương thực sự, chống chủ nghĩa bá quyền, chính sách cường quyền và áp đặt, chống các khối khép kín. Các tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng Trung Quốc bắt đầu rõ ràng thực hiện chiến lược này của Đại hội và Mỹ sẽ phải lưu ý đến điều đó. Sự bất hòa quan điểm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng, sự đối đầu cũng mạnh mẽ hơn, nhưng Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ muốn các giải pháp hòa bình cho các vấn đề quốc tế. Tập Cận Bình đã truyền đạt quan điểm của mình tới Hoa Kỳ và Hoa Kỳ không thể không nghe thấy điều đó”, ông Oleg Barabanov nói.

Sau Hội nghị thượng đỉnh Nhà Trắng tuyên bố, Biden đảm bảo với Tập Cận Bình rằng chính sách “một Trung Quốc” về vấn đề Đài Loan không thay đổi. Đồng thời, Tổng thống Mỹ phản đối "các hành động cưỡng ép và ngày càng hung hăng" của Trung Quốc đối với Đài Loan. Biden nói rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không nên leo thang thành xung đột. Đồng thời, ông giải thích rằng Hoa Kỳ sẽ tích cực cạnh tranh với Trung Quốc, bao gồm cả việc đầu tư vào các nguồn lực trong nước và hợp tác với các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới.
Bộ Ngoại giao Anh, theo gương của Hoa Kỳ, vi phạm nguyên tắc "một Trung Quốc"

Hoa Kỳ không có sự linh hoạt mềm dẻo trong các quan điểm của mình

Chuyên gia Alexander Lomanov tin rằng logic này tương tự với logic mà Hoa Kỳ tuân thủ trong lập trường của mình về cuộc khủng hoảng Ukraina.

“Người Mỹ không có sự linh hoạt trong các quan điểm của họ. Có thể nhìn rõ sự cứng nhắc, không có khả năng nhượng bộ đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, đây là chính sách gây sức ép trên mọi lĩnh vực khá nhất quán, dễ lường trước và có thể dự đoán. Nghĩa là, Mỹ có thể bằng mọi cách gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng không đưa vấn đề đến xung đột. Điều tương tự cũng áp dụng cho Nga - gây áp lực theo mọi hướng để đạt được mục tiêu của họ, sử dụng Ukraina như một đòn bẩy, hy vọng rằng đối thủ sẽ kiềm chế và không dùng đến các biện pháp cực đoan. Rõ ràng, vấn đề Đài Loan sẽ ngày càng trở nên nóng bỏng. Thật tiếc, điều này là không thể tránh khỏi. Câu hỏi duy nhất là liệu Mỹ có thể luồn lách một cách xảo quyệt như vậy để một mặt mở rộng việc sử dụng Đài Loan như một công cụ để kiềm chế Trung Quốc hay không. Mặt khác, để chính sách này không dẫn đến một cuộc xung đột nóng bỏng liên quan đến Mỹ và các đồng minh trong khu vực của họ,” ông Alexander Lomanov kết luận.

Hoa Kỳ muốn cung cấp vũ khí cho Đài Loan trị giá hàng tỷ USD mỗi năm
Cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Tập Cận Bình và Biden kéo dài hơn ba giờ đồng hồ. Đúng như dự đoán, nó đã kết thúc mà không có bất kỳ thỏa thuận nào, ngoại trừ sự đồng ý về chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới Trung Quốc để tiếp tục đàm phán song phương, cân nhắc vấn đề trong Hội nghị thượng đỉnh vừa qua.
Thảo luận