Ông Biden tiến hành cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo thế giới

MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Mỹ Joe Biden tiến hành cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo thế giới ở Bali sau vụ việc tại Ba Lan.
Sputnik
Theo một đoạn tin phát sóng của Nhà Trắng, ngoài nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cũng tham dự cuộc gặp. Trong số các nhà lãnh đạo thế giới ngoài ông Biden còn có người đứng đầu các nước Đức, Anh, Pháp, Canada, EU, Tây Ban Nha và Nhật Bản.
Bản thân chương trình phát sóng kéo dài vài giây, sau đó bị gián đoạn. Trước đó Nhà Trắng đưa tin ông Biden đang triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo thế giới sau sự cố ở Ba Lan.

Tổng thống Biden đang tổ chức một hội nghị bàn tròn khẩn cấp với các nhà lãnh đạo thế giới”, - thông báo cho biết.

Các phóng viên trong nhóm đưa tin về Tổng thống cho biết họ trông thấy các nhà lãnh đạo G7 và các nước phương Tây khác tập họp tại khách sạn nơi ông Biden ở để "họp về Ukraina và các vụ nổ ở Ba Lan".
Ông Biden trước đó đã gọi điện cho Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Hai tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan

Hai tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan

Truyền thông Ba Lan đưa tin vào tối ngày 15/11 rằng hai tên lửa được cho là đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan- ở tỉnh Lublin giáp biên giới với Ukraina- làm hai người thiệt mạng. Theo Bộ Quốc phòng Nga, không có cuộc tấn công nào được thực hiện nhằm vào các mục tiêu gần biên giới Ukraina-Ba Lan, còn những bức ảnh chụp một số mảnh vỡ tên lửa được công bố không liên quan gì đến các phương tiện vũ khí của Nga. Tất cả những tuyên bố của các phương tiện truyền thông Ba Lan đưa về vụ rơi tên lửa "của Nga" được cho là hành động khiêu khích có chủ ý nhằm mục đích làm cho tình hình leo thang thêm.
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, tên lửa hành trình của Nga không thể phóng tới Ba Lan, nhưng tên lửa S-300 của Ukraina có thể đã bay tới đó: đã có những ví dụ như vậy, bao gồm cả việc nhà dân ở Ukraina bị chính tên lửa phòng không của nước này bắn trúng.
Lầu Năm Góc cho biết trong tình huống được cho là rơi tên lửa ở Ba Lan, họ dự định hành động không dựa trên suy đoán mà dựa trên sự thật hiện nay có đủ khả năng để làm rõ. Đồng thời, cho đến khi tìm hiểu được sự thật, Lầu Năm Góc sẽ không đề cập đến khả năng áp dụng Điều 5 của Hiến chương NATO, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Ryder cho biết. Điều khoản này nêu rõ: các bên ký kết hiến chương nhất trí rằng hành động tấn công vũ trang vào một hoặc nhiều bên trong số các thành viên ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là tấn công vào họ nói chung.
Thảo luận