Trước đó, tờ Washington Post dẫn dữ liệu tình báo của Mỹ đưa tin các vụ nổ ở Ba Lan xảy ra do một hoặc hai tên lửa S-300 của Ukraina đi chệch hướng.
"Ở miền Tây Ukraina, có một trong những mục tiêu mà tên lửa Nga nhằm tới. Rõ ràng, các hệ thống S-300 của Ukraina đã cố gắng đánh chặn tên lửa hành trình bằng cách truy đuổi, nhưng tên lửa Nga cuối cùng đã đến được mục tiêu, còn tên lửa phòng không Ukraina đang truy đuổi vẫn tiếp tục bay do hỏng cơ chế tự hủy và cuối cùng rơi xuống Ba Lan", - ông Leonkov nói.
Ông nhớ lại đoạn phim được công bố trước đây về việc tên lửa phòng không Ukraina tự hủy khi cố gắng đánh chặn tên lửa hành trình của Nga trên bầu trời Dnepropetrovsk.
"Tôi cho rằng lỗi kỹ thuật này xảy ra do tình trạng của tên lửa Ukraina, có thể thời gian bảo quản đã quá hạn. Rất có thể, hệ thống chịu trách nhiệm về đường bay của tên lửa, độ chệch hướng và khả năng tự hủy của nó bị hỏng", - ông Leonkov giải thích.
Về tuyên bố rằng đó là một hoặc hai tên lửa, chuyên gia nhắc lại rằng để đảm bảo khả năng đánh chặn, hai tên lửa phòng không của tổ hợp S-300 được phóng vào mục tiêu.
Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan
Tối ngày 15/11, truyền thông Ba Lan đưa tin rằng hai tên lửa đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan, hậu quả là hai người thiệt mạng. Ban đầu, có những suy đoán về tên lửa của Nga. Tuy nhiên, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda sau đó nói rằng ông không có bằng chứng nào cho thấy tên lửa bị rơi là của Nga và "rất có khả năng" nó thuộc về lực lượng phòng không Ukraina. NATO cũng đưa ra tuyên bố tương tự. Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có cuộc tấn công nào được thực hiện vào các mục tiêu gần biên giới Ukraina-Ba Lan vào ngày hôm đó. Bộ Ngoại giao Nga, trong một tuyên bố về "sự cố tên lửa", bày tỏ tin tưởng rằng cuộc điều tra khách quan và việc công bố kết quả sẽ vạch trần "hành động khiêu khích".