Đạo luật được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ký ban hành vào tháng 8, bao gồm mở rộng trợ cấp thuế cho việc mua xe điện được lắp ráp ở Bắc Mỹ và sử dụng pin do Hoa Kỳ sản xuất từ các vật liệu có nguồn gốc địa phương. Tài liệu mà chính quyền gọi là Đạo luật Giảm lạm phát, phân bổ 370 tỷ đô la cho các mục tiêu khí hậu và năng lượng sạch, và 64 tỷ đô la để giảm chi phí thuốc men và bảo hiểm y tế. EU gọi hành động này là phân biệt đối xử với các sản phẩm tương tự được nhập khẩu từ các quốc gia khác.
"Việc Pháp và Đức không có phản ứng đồng bộ trước cái gọi là Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ là dấu hiệu bất đồng mới nhất giữa hai quốc gia hàng đầu EU và là bằng chứng khác cho thấy mối quan hệ song phương quan trọng nhất của châu lục này đang suy yếu", - hãng thông tấn cho biết.
Như Bloomberg lưu ý, Thủ tướng Đức Olaf Scholz không muốn bắt đầu một "cuộc chiến xuyên Đại Tây Dương" mới và lo ngại rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thể "châm ngòi" cho cuộc chiến này, ông kêu gọi thông qua một đạo luật tương tự như của Mỹ ở châu Âu. Theo cơ quan này, Đức giữ quan điểmcho rằngxung đột với Washington là một sai lầm chiến lược. Đồng thời, Berlin hy vọng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đồng ý điều chỉnh đạo luật giảm lạm phát.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết Pháp và Đức đang nghiên cứu phản ứng chung đối với luật giảm lạm phát của Mỹ, vì đạo luật này đe dọa cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp châu Âu.
Cảnh báo đối với Washington
Hồi tháng 11, Cao ủy châu Âu về thị trường nội địa Thierry Breton cho biết Ủy ban châu Âu đã gửi văn bản cảnh báo tới Washington yêu cầu nước này thay đổi một số điều trong Đạo luật giảm lạm phát của Mỹ (IRA), vốntrái với quy định của WTO, đồng thời lưu ý rằng EU sẽ sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ các nhà sản xuất của mình.