Yury Rogulev, giám đốc Quỹ Franklin Roosevelt Nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Đại học Quốc gia Moskva, bày tỏ ý kiến như vậy với Sputnik.
Trước đó, tờ Wall Street Journal dẫn các nguồn tin cho biết giới chức Mỹ lo ngại về nguy cơ thiếu hụt vũ khí cung cấp cho Đài Loan do hỗ trợ quân sự quy mô lớn cho Ukraina. Đặc biệt, Đài Bắc đã không nhận được 208 hệ thống chống tăng Javelin (ATGM) và 215 tên lửa phòng không vác vai Stinger (MANPADS) đặt mua hồi tháng 12/2015 từ Washington.
"Những gì báo chí đang làm là một 'màn khói', một cái cớ để thảo luận liệu Hoa Kỳ có thể tham gia như nhau vào hai cuộc xung đột cùng một lúc hay không. Đạn dược với số lượng như vậy cho Ukraina không được cung cấp cho Đài Loan. Thứ hai, Đài Loan tự mình sản xuất một phần quan trọng của vũ khí", - ông nói.
Theo chuyên gia, tình trạng thiếu vũ khí để giao cho Đài Loan có liên quan đến chi tiêu quân sự cho Ukraina và việc phân phối vũ khí.
"Việc chuyển giao vũ khí quy mô lớn cho Ukraina đang làm cạn kiệt kho dự trữ và để tiếp tục giao hàng ở quy mô như vậy, cần phải đặt hàng cho tổ hợp quốc phòng để sản xuất, nhưng nhiệm vụ này một mặt có thể thực hiện được, mặt khác những đơn đặt hàng như vậy thường được thực hiện không phải trong một hay hai ngày", - Rogulev nhấn mạnh.
Bùng phát leo thang trong quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan
Tình hình xung quanh Đài Loan bùng phát leo thang sau chuyến công du hồi đầu tháng 8 của bà Nancy Pelosi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ tới thăm hòn đảo này. Luôn coi hòn đảo này là một tỉnh của mình, Trung Quốc kịch liệt lên án chuyến thăm và tổ chức những cuộc tập trận quy mô lớn, khi coi động thái này phô trương sự ủng hộ của Washington đối với chủ nghĩa ly khai của Đài Loan, . Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Đài Loan là bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc, còn bước đi của các đại diện Hoa Kỳ với những chuyến thăm tới hòn đảo này là hành động khiêu khích.