Vụ “chuyến bay giải cứu”: Một nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga bị bắt

Ông Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “nhận hối lộ”, liên quan đến vụ án “chuyến bay giải cứu” trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Sputnik
Cùng bị khởi tố với ông Hùng còn có 6 bị can khác, với cáo buộc về các tội “nhận hối lộ”, “đưa hối lộ” và “môi giới hối lộ”.

Khởi tố 7 bị can

Ngày 4/12, thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự môi giới hối lộ (theo Điều 365 Bộ luật Hình sự) xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 7 bị can có liên quan trong vụ việc.
Các bị can sau đây bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự: Vũ Hồng Quang, sinh năm 1977, Phó Phòng vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
Vũ Ngọc Minh, sinh năm 1961, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola;
The defendants (from left to right): Vu Hong Quang, Ly Tien Hung, Nguyen Thi Hien, Dao Minh Duong, Pham Thi Kim Ngan.
Lý Tiến Hùng, sinh năm 1969, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga. Bị can này hiện là chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các bị can sau bị khởi tố về tội Đưa hối lộ, quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự: Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1987, lao động tự do;
Đào Minh Dương, sinh năm 1971, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vijasun;
Nguyễn Thế Dũng, sinh năm 1980, Giám đốc Công ty TNHH du lịch, thương mại Sang Trọng.
Khởi tố bị can Phạm Thị Kim Ngân, sinh năm 1982, cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra - Thanh tra Chính phủ, về tội Môi giới hối lộ, quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự.
Các quyết định và lệnh nói trên đã được VKSND Tối cao phê chuẩn.

Vụ án “chuyến bay giải cứu”

Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Vụ án được Bộ Công an điều tram khởi tố từ cuối tháng 1. Đến nay, đã có khoảng 30 người bị khởi tố, bắt tạm giam. Trong số đó, có nhiều quan chức của Bộ Ngoại giao, cán bộ Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải, cựu lãnh đạo và cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
Quan chức cao cấp nhất bị khởi tố cho đến nay là ông Tô Anh Dũng, 58 tuổi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, bị điều tra về tội nhận hối lộ.
Một số cán bộ khác tại Bộ Ngoại giao bị khởi tố, bắt tạm giam còn có bà Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng - phó Cục trưởng; Lê Tuấn Anh - Chánh văn phòng; Lưu Tuấn Dũng - Phó Phòng Bảo hộ công dân; Nguyễn Hồng Hà - cựu cán bộ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) và Nguyễn Lê Ngọc Anh - cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.
Các cựu lãnh đạo, cán bộ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh bị bắt có ông Trần Văn Dự - cựu Phó Cục trưởng; Vũ Sỹ Cường và Vũ Anh Tuấn - cựu cán bộ cục này.
Tiếp tục quyết liệt điều tra, truy tố, xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn
Ở Bộ Y tế, có 2 cán bộ bị bắt gồm Phạm Trung Kiên - chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế và Bùi Huy Hoàng - cán bộ Cục Y tế dự phòng.
Hồi cuối tháng 6, phía công an cho biết, kết quả điều tra bước đầu cho thấy các bị can đã nhận hàng chục tỉ đồng và hàng trăm ngàn USD.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Công an cho hay, có gần 2.000 "chuyến bay giải cứu" người Việt từ nước ngoài về trong các đợt Covid-19 vừa qua. Có chuyến bay sau khi trừ chi phí, lợi nhuận lên đến vài tỉ đồng.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án để đưa các bị cáo ra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thảo luận