Nguyên nhân của khủng hoảng nhân tạo là các lệnh trừng phạt nhưng chính phủ giữ im lặng về việc này
“Chính phủ Nhật Bản nói về một số lý do. Mặc dù cả thế giới nói về một lý do duy nhất - các biện pháp trừng phạt chống Nga, vốn đã trở thành nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất, - chuyên gia Vitaly Shvydko lưu ý. - Trong khi đó, theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, việc giá năng lượng tăng cao không liên quan trực tiếp đến các biện pháp trừng phạt chống Nga. Báo chí Nhật Bản giải thích rằng, nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng năng lượng là do sự gia tăng bất ổn địa chính trị nói chung. Và trong số các yếu tố (gây căng thẳng trên thế giới) họ nói về đại dịch coronavirus, đối đầu Mỹ-Trung và xung đột ở Ukraina. Tức là, tất cả ba yếu tố này. Bằng cách này, họ làm xói mòn nguyên nhân chính dẫn đến việc thị trường năng lượng thế giới đang trải qua một thời kỳ đầy bất ổn. Mặc dù báo chí Nhật Bản mô tả vấn đề tăng giá điện như một hiện tượng tiêu cực, nhưng, họ nhấn mạnh, đây không phải là một quá trình khu vực, mà là một quá trình toàn cầu mà người Nhật cũng phải chịu tác động".
Khủng hoảng bao trùm thế giới
"Phao cứu sinh" rất gần: trên đảo Sakhalin
“Ngày nay, gần như cả thế giới bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi vì giá năng lượng tăng cao. Và Nhật Bản là một trong số ít quốc gia (đồng minh của Mỹ) chưa chấm dứt hợp đồng khí đốt với Nga. Dù Washington có cố gắng thế nào, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục tham gia vào các dự án Sakhalin-1 và Sakhalin-2, vốn là những nguồn năng lượng quan trọng nhất của đất nước. Và trong điều kiện khủng hoảng, đây là bản tin tốt nhất cho người dân Nhật Bản. Điều đáng mừng là các nhà kinh tế học Nhật Bản là những người thực dụng. Và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu trong tương lai gần, lượng tiêu thụ khí đốt từ Nga sẽ tăng lên. Rốt cuộc, ngay cả Nihon Keizai (mặc dù ấn phẩm này tuyên truyền những luận điệu chống Nga thân phương Tây) cũng cho rằng, việc từ chối các nguồn năng lượng từ Nga là không hợp lý. Và không chỉ vì nguy cơ thiếu hụt năng lượng, mà còn vì giá vận chuyển khí hóa lỏng từ Qatar đã tăng mạnh”, - chuyên gia Andrey Fesyun nói.
“Tuy nhiên, trong “sự phân phối lại thế giới” hiện nay và trong thời kỳ tranh giành tài nguyên năng lượng toàn cầu, Trung Đông đang bắt đầu hành xử ngày càng độc lập hơn với bá chủ toàn cầu - Hoa Kỳ”, - chuyên gia Andrey Fesyun nhấn mạnh. - Qatar đã ký hợp đồng bán khí đốt 27 năm cho Trung Quốc. Trên thực tế không còn gì cho châu Âu. Sự kiện này nói lên rất nhiều điều, vì vậy ngay bây giờ Nhật Bản nên suy nghĩ về việc bảo đảm an ninh năng lượng”.