Biểu tượng của năm được vị Sư trụ trì Seihan Mori của ngôi chùa viết trên một tờ giấy làm từ gạo có kích thước 130 x 150 cm. Theo ban tổ chức, việc lựa chọn chữ này được đưa ra theo một số lý do, bao gồm cuộc chiến chống lại coronavirus đang diễn ra, cuộc xung đột ở Ukraina, cũng như màn trình diễn thành công của các vận động viên Nhật Bản tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Ngoài ra, trong số những lý do còn có các vụ phóng tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên.
“Năm nay chúng ta đã chứng kiến nhiều trận chiến khác nhau, vì vậy dù tốt hay xấu, nó đều gây ấn tượng với mọi người".
220.000 người đã tham gia cuộc khảo sát trên toàn quốc. Ở vị trí thứ hai về mức độ phổ biến là chữ tượng hình "an", tùy thuộc vào cách sử dụng, có nghĩa là "rẻ" hoặc "an toàn". Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn này là sự mất giá kỷ lục tối đa trong hơn 30 năm quá của đồng Yên so với đồng Đô la. Ngoài ra, chữ này còn là có trong họ của cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người bị ám sát vào mùa hè vừa qua.
Được xếp thứ ba là chữ tượng hình với cách đọc "gaku" và "raku" với nghĩa là "nhẹ nhàng, vui vẻ". Những người chọn chữ này giải thích rằng năm nay họ ghi nhận tình hình với coronavirus đã tốt lên và cảm thấy tự do hơn cũng như có cơ hội chơi nhiều trò tiêu khiển khác nhau.
Xác định biểu tượng của năm
Việc bình chọn để xác định biểu tượng của năm được tiến hành từ năm 1995. Lễ bình chọn biểu tượng này đã là lần thứ 28 liên tiếp. Năm ngoái, ký tự "kin" ("vàng") được chọn làm biểu tượng của năm do số huy chương vàng kỷ lục mà các vận động viên Nhật Bản giành được tại Thế vận hội mùa hè Tokyo.