Người gốc Hoa đã giúp giành chiến thắng
Khối bầu cử Pakatan Harapan do Anwar Ibrahim đứng đầu đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội. Trước đó, kể từ năm 2008, không có chính phủ Malaysia nào có nhiều đại biểu ủng hộ ở hạ viện như vậy, đó là lý do tại sao đất nước này luôn trong cơn sốt vì xung đột giữa các lực lượng chính trị khác nhau trong suốt những năm qua.
Trong những năm gần đây, đất nước này được cai trị bởi các chính trị gia ủng hộ các giá trị Hồi giáo và dành nhiều đặc quyền cho người Mã Lai theo đạo Hồi. Dưới thời người tiền nhiệm của Anwar Ibrahim, Thủ tướng Ismail Sabri Yacob, người Mã Lai gốc Hoa đặc biệt bị áp bức. Và chúng ta phải nhớ Hoa kiều chiếm 23 phần trăm dân số Malaysia. Họ là những người giàu có giữnhững vị trí quan trọng trong nền kinh tế Malaysia, trong số đó có nhiều tỷ phú. Và họ ủng hộ Anwar Ibrahim, người ủng hộ quyền bình đẳng của mọi công dân Malaysia, bất kể nguồn gốc dân tộc và tôn giáo. Khẩu hiệu tranh cử của Anwar Ibrahim là "Malaysia cho tất cả người Mã Lai". Nhiều nhà quan sát tin rằng người gốc Hoa đã giúp khối Pakatan Harapan giành chiến thắng trong bầu cử.
Cải thiện quan hệ với Trung Quốc
Trả lời câu hỏi của các phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, Anwar Ibrahim nói ông sẽ không chỉ duy trì mà còn cải thiện quan hệ với Trung Quốc như với một siêu cường «trục”.
Khó có thể nói mối quan hệ tốt đẹp của chính phủ mới với cộng đồng người Hoa hải ngoại sẽ giúp họ cải thiện quan hệ với Trung Quốc như thế nào. Malaysia và Trung Quốc luôn có mối quan hệ khó khăn. Kuala Lumpur đã không thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh trong một thời gian dài, bởi vì trên lãnh thổ Malaysia, đảng cộng sản do Trung Quốc hỗ trợ, đã tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước chỉ được thiết lập vào năm 1974, khi Bắc Kinh ngừng hỗ trợ quân nổi dậy.
Ngày nay, quan hệ giữa hai nước cũng tồn tại mây mù. Chẳng hạn, những người cầm quyền Malaysia không thể xác định rõ ràng thái độ của mình đối với sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc. Họ không từ chối hoàn toàn, nhưng có câu hỏi về các đối tượng cụ thể. Vì vậy, vào năm 2020, Malaysia đã từ bỏ việc triển khai dự án Cổng Malacca, nằm trong dự án «Một vành đai, Một con đường».
Anwar Ibrahim
© AFP 2023 / Vincent Thian
Một cái gai thậm chí còn lớn hơn trong quan hệ Malaysia-Trung Quốc là tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Đông. Như đã biết, nhà cầm quyền Trung Quốc đã vô lý tuyên bố tất cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ của mình. Malaysia coi vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển thuộc Biển Đông ngoài khơi các bang Sabah và Sarawak.
Trở lại năm 2009, Malaysia cùng với Việt Nam đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc một đơn chung về lãnh thổ ở Biển Đông. Điều này đã gây ra sự phản đối chính thức từ chính quyền Bắc Kinh. Trong khi các nhà ngoại giao và chính trị gia tranh luận, ngư dân và cảnh sát đọsức mạnh, chứng minh quyền của mình đối với các vùng biển này. Một năm trước, Bộ Ngoại giao Malaysia đã chính thức đệ đơn phản đối tàu Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài khơi Sabah và Sarawak.
Đồng thời, người ta không thể phủ nhận những sự thật như khối lượng lớn quan hệ kinh tế và thương mại giữa Malaysia và Trung Quốc, sự hợp tác giữa hai bên theo đường quân sự và đảng phái.
Rõ ràng, chính phủ của Anwar Ibrahim quyết tâm theo đuổi chính sách láng giềng hữu hảo với Trung Quốc và phát triển hợp tác toàn diện. Liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, các nhà ngoại giao Malaysia có thể sẽ hướng tới việc sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Nhưng như người ta nói ở phương Đông, "vỗ tay không chỉ bằng một tay." Phần lớn sự phát triển của tình hình ở Biển Đông phụ thuộc vào chính sách của Bắc Kinh. Tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa được tổ chức, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã đảm bảo Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách láng giềng hữu hảo và không mở rộng lãnh thổ. Điều này sẽ trông như thế nào trong thực tế, thời gian sẽ trả lời.