"Giá năng lượng tăng cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ đe dọa dẫn đến sự "sụp đổ" xã hội, việc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nước Đức, ông nói. "Chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến tình trạng nghèo đói ở Đức gia tăng. Người dân vốn đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sức mua của dân giảm sâu hơn nữa, họ không còn biết xoay sở ra sao để đủ tiền sống qua một tháng", - nhà xã hội học cảnh báo.
Ông chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu cũng đang bắt đầu gặp khó khăn.
"Không có dự trữ. Một chiếc máy giặt trục trặc hoặc một chiếc ô tô cần sửa chữa có thể nhanh chóng biến thành thảm họa", - Schneider giải thích.
Ông nói, đối với những người vẫn còn "trụ được" thì nỗi lo lắng về cuộc khủng hoảng sắp trở thành "nỗi sợ hãi thực sự", trong khi đối với nhiều người nghèo, nỗi sợ hãi đó đang biến thành "sự tuyệt vọng hoàn toàn".
"Đức từng là một quốc gia có chế độ xã hội hiện đại trong nhiều thập niên. Chúng ta không được phép để nó lặng lẽ biến thành đất nước của những kẻ ăn xin, bởi vì chúng ta không cho được người nghèo những gì họ cần", chuyên gia nhấn mạnh.
Đồng thời, ông chỉ trích chính phủ liên minh của Đức, cáo buộc rằng những người có thu nhập trung bình và thu nhập cao được hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ, trong khi những tầng lớp dân chúng nghèo nhất lại bị bỏ rơi "trong khốn khó".