Như chuyên gia lưu ý, Washington đang công khai theo đuổi chính sách phát triển công nghiệp mang tính phân biệt đối xử, đó là lý do tại sao châu Âu nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Đồng thời, bất chấp hy vọng của các chính trị gia châu Âu rằng Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh IRA, chính quyền Mỹ dường như quyết tâm thực hiện luật mới.
“Châu Âu có lẽ không muốn để xảy ra chiến tranh thương mại nên vẫn hy vọng Mỹ sẽ có một số nhượng bộ thông qua đàm phán song phương <…> Theo dự báo, trước khi luật này có hiệu lực EU sẽ tổ chức một vòng đàm phán nữa. Tuy nhiên đối với Washington, khả năng sửa đổi luật với thời gian còn lại là thấp", - bà Sun Yanhong chỉ rõ.
Tác giả nhấn mạnh rằng mục tiêu ban đầu của Hoa Kỳ khi thông qua luật này là "Nước Mỹ trên hết".
"Chính phủ muốn hỗ trợ ngành ô tô điện trong nước, nhưng ngành công nghiệp này của châu Âu quá lớn. Nếu các hãng ô tô của các nước EU được đưa vào chương trình trợ cấp thì Hoa Kỳ không thể đạt được các mục tiêu chính trị của mình", - chuyên gia giải thích.
Đồng thời, EU sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp trả đũa do một số nhà lãnh đạo châu Âu đề xuất, bà Sun viết tiếp. Cụ thể, quy mô trợ cấp ở Hoa Kỳ là vô cùng lớn và hiện tại ở cấp độ EU gần như không có khả năng phân bổ một lượng kinh phí tương tự. Ngoài ra, các đề xuất trợ cấp "đối kháng" là do các nước có ngành công nghiệp ô tô mạnh như Đức và Pháp đưa ra, vì lý do này nên EU sẽ khó tìm được phương án được đa số các quốc gia thành viên ủng hộ, tác giả kết luận.