"Nhiều nước trong số đó là bạn bè hoặc đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng họ không phải là kẻ thù hay đối thủ của Nga và Trung Quốc vì cuộc khủng hoảng Ukraina. Họ nhận ra rằng trong thời kỳ cạnh tranh toàn cầu tranh giành nguồn tài nguyên khan hiếm, họ không thể áp đặt lệnh trừng phạt chống Nga, quốc gia lớn nhất thế giới với nhiều tài nguyên nhất và Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai và là nước nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Nhưng đồng thời, họ không thể làm hỏng mối quan hệ với Hoa Kỳ. Vì thế chính sách của họ theo đuổi lợi ích riêng của mình chứ không phải đi theo một trong hai phe như thời Chiến tranh lạnh”, - ông Rabil giải thích.
"Rõ là, một phần sức hấp dẫn của việc sử dụng đồng đô la trên phạm vi quốc tế nằm ở sức mạnh địa chính trị, sức mạnh kinh tế và sức sống của Mỹ. Nhưng sức hấp dẫn đó đã mất đi phần nào vẻ long lanh của nó. Từ góc độ quan điểm của các nước khác, nợ công của Mỹ đã vượt quá cột mốc kinh hoàng - 31 nghìn tỷ đô la, còn ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ lại đi xuống. Không phải ngẫu nhiên mà một số đồng minh hoặc bạn bè của chúng ta đang cân nhắc sử dụng hoặc nắm giữ nhiều loại tiền tệ khác nhau trong dự trữ thương mại và ngoại hối của họ”, - tác giả lưu ý.