Tìm thấy "lỗ hổng lớn" trong chiến lược thống trị của Mỹ

MOSKVA (Sputnik) - Chính sách đối ngoại và thương mại của Tổng thống Joe Biden là một "lỗ hổng lớn" trong chiến lược dài hạn của Hoa Kỳ ở thực tiễn kỷ nguyên địa chính trị mới, một bài báo trên tờ Independent nhận định.
Sputnik
Như tờ báo lưu ý, ông Biden gọi thập niên hiện tại là "quyết định", tuy nhiên cái mác này khó có thể phản ánh được thời điểm - đó là sự khởi đầu của kỷ nguyên cạnh tranh giữa các cường quốc, khi trật tự thế giới do người Mỹ tạo ra có thể bị Nga và Trung Quốc "phá hủy một cách cưỡng bức".
Trong khi đó theo quan điểm của Mỹ, Nga là một vấn đề “cấp bách”, trong khi “mối đe dọa nghiêm trọng hơn” đến từ Trung Quốc, quốc gia duy nhất có khả năng lật đổ Mỹ khỏi “ngai vàng cường quốc số một thế giới".
Những biến đổi nói trên diễn ra vào thời điểm mà trọng lượng tương đối của Hoa Kỳ trong nền kinh tế toàn cầu đang giảm, còn GDP của Trung Quốc đã vượt qua GDP của Hoa Kỳ tính theo sức mua tương đương, tờ báo nhắc nhở, Hơn nữa, sự hỗ trợ của phương Tây ở Nam bán cầu rất mong manh: nhiều quốc gia coi mình là nạn nhân của cuộc xung đột xa xôi ở châu Âu, hơn nữa, họ không muốn trở thành tâm điểm trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Biden khoe «tiến bộ» trên bình diện kinh tế
Trong tình hình đó ông Biden đã "làm dịu" mong muốn của Mỹ chia thế giới thành "dân chủ và chuyên quyền" bằng cách tổ chức một loạt hội nghị cấp cao lớn trong khu vực, ấn phẩm phân tích tiếp.
"Lỗ hổng lớn trong chiến lược của ông ấy là thiếu một chính sách kinh tế và thương mại hấp dẫn có thể gắn kết các đồng minh và bạn bè chặt chẽ hơn nữa", - tờ Independent chỉ rõ.
Trong chính sách kinh tế đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Biden có "rất nhiều tính chất bảo hộ": trợ cấp cho công nghệ "xanh" và sản xuất chất bán dẫn, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các chip tiên tiến.

"Chính sách này đang gây căng thẳng với các đồng minh châu Âu và châu Á, khi hạn chế việc tiếp cận thị trường Mỹ, hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc và chuyển hướng đầu tư", - tờ báo nhấn mạnh.

Ngoài ra còn một "mối lo ngại thường trực" nữa liên quan đến nền dân chủ ở chính phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ, nơi chính trị vẫn mang tính chất "phân cực cao", tờ Independent kết luận.
Thảo luận