Tiến sĩ Kinh tế, Giáo sư Khoa Kinh tế và Địa lý Kinh tế của Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học quốc gia Matxcơva mang tên M.V. Lomonosov, ông Karamurzov Renat Barasbievich chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik Việt Nam.
Các quốc gia BRICS trong hiện tại, không tính đến những người tham gia tiềm năng, chiếm một phần tư diện tích các lục địa, hơn 40% dân trên Trái đất và khoảng một phần ba tổng GDP thế giới tính theo sức mua PPP (Purchasing Power Parity) .
Ngoài ra, trong đó mỗi quốc gia đều có “chuyên môn hóa” bật riêng của mình: “Trong BRICS, có nước chuyên về công nghiệp nhẹ, có nước được gọi là“ công xưởng thế giới ”, Brazil là lá phổi của hành tinh chúng ta, một đối tác lớn nhất trong khu vực, Nga là một trong những quốc gia sáng lập, với nguồn năng lượng khổng lồ, đã chứng tỏ rõ rang những giá trị của mình”, vị chuyên gia phân tích.
Được thành lập vào năm 2009, BRIC (chỉ đến năm 2011 tổ chức này mới trở thành BRICS với sự gia nhập của Cộng hòa Nam Phi) đã là một tổ chức thưc sự có tầm ảnh hưởng lớn, tuy tổ chức này không hoạt động như một mặt trận thống nhất.
Vẫn còn khó để việc tích cực nộp đơn xin gia nhập BRICS có nghĩa là gì. Liệu các quốc gia có đang cố gắng giữ lấy vị trí của mình trong một trung tâm chính trị mới bên cạnh các trung tâm khá hay không, liệu họ có bày tỏ sự đồng cảm với các ý tưởng của tổ chức theo cách này hay không, thời gian sẽ trả lời.
Trước hết, chuyên gia lưu ý rằng không có tiêu chí chấp nhận tham gia cụ thể: “Nếu nhìn vào các chỉ số kinh tế, thì ví dụ về Nam Phi hoàn toàn có thể trở thành tấm gương cho bất kỳ quốc gia nào. Nhưng rõ ràng đây là một hành động biểu hiện ý chí chính trị mà chúng ta không thể đoán trước, và gần như chắc chắn điều đó sẽ diễn ra ngay lúc này.”
Cũng cần hiểu
ý nghĩa của việc BRICS là một câu lạc bộ. Điều này có nghĩa là các nước tham gia không nhận được các ưu đãi kinh tế. Đây là một nền tảng chính trị để thảo luận về các tình huống hiện tại, mà rõ ràng điều này là phù hợp hơn bao giờ hết.