Liệu Việt Nam có đang đặt mục tiêu quá cao?

HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam hướng tới mục tiêu GDP bình quân đầu người đến 2050 khoảng 27.000 - 32.000 USD, chỉ số phát triển con người Việt Nam ở mức rất cao, đời sống của người dân hạnh phúc.
Sputnik
Sáng 5/1, phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa uỷ quyền Thủ tướng, trình bày tờ trình Quy hoạch tổng thể quốc gia 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, trong đó vùng Đông Nam Bộ tăng khoảng 8-8,5%/năm, vùng Đồng bằng sông Hồng khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.
Tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các vùng phát triển hài hoà, bền vững, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh.
GDP Việt Nam lập kỷ lục sau 11 năm
Hệ thống đô thị thông minh, hiện đại, giàu bản sắc, xanh. Giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Môi trường có chất lượng tốt, xã hội hài hoà với thiên nhiên, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, carbon thấp.
Vì thế, lần trình Quy hoạch tổng thể quốc gia này, có hai kịch bản tăng trưởng, phát triển được Chính phủ đưa ra tại báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.
Kịch bản thấp, mục tiêu GDP bình quân đạt 7% giai đoạn 2021-2030 và GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành khoảng 7.500 USD.
Kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,5 - 7,5% một năm vào giai đoạn sau 2030, đến 2050. Cùng đó, thu nhập bình quân đầu người đến 2050 đạt 27.000 - 32.000 USD.
Ông Phạm Bình Minh: GDP Việt Nam tăng cao nhất trong 10 năm, đã có phương án xử lý SCB
Năm 2022, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành khoảng 95,6 triệu đồng một người, tương đương hơn 4.100 USD, tăng gần 400 USD so với 2021.
Như vậy, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tới 2030 sẽ gấp gần 2 lần và tới năm 2050 gấp 8 lần so với thu nhập hiện nay.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh Ủy ban Kinh tế nhận xét kịch bản thấp là thận trọng, trong khi đòi hỏi nỗ lực phấn đấu rất cao nếu thực hiện theo kịch bản cao.
Để tránh xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng cao vượt quá khả năng đáp ứng nguồn lực đầu tư, ông Thanh cho rằng, Chính phủ cần cân nhắc nghiên cứu, bổ sung "kịch bản trung bình", tối ưu nhất giữa hai kịch bản.
Thảo luận