Sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội so với sản phẩm cùng loại, phù hợp cho công tác cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó tiếp cận như rừng núi, biển đảo như của Việt Nam.
Việt Nam tự chủ được công nghệ sản xuất UAV
Hiện nay, các máy bay không người lái (drone) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi đời sống. Trong số đó, flycam là thiết bị phổ biến, thường được sử sụng để ghi hình trên không. Thậm chí, có những loại loại máy bay không người lái còn được sử dụng để giao hàng, vận chuyểnphương tiện chữa cháy.
Trong lĩnh vực quân sự, máy bay không người lái là khí tài không thể thiếu của quân đội tại nhiều quốc gia, phục vụ đắc lực cho công tác trinh sát, tấn công vô cùng hiệu quả.
Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2022, có một gian trưng bày nằm khiêm tốn trong góc khuất nhưnglại thu hút rất đông khách thăm quan cả trong nước và quốc tế bởi sản phẩm đặc biệt.
Đó là chiếc máy bay không người lái được thiết kế, chế tạo hoàn toàn bởi các kỹ sư người Việt, đã trải qua 8 năm thiết kế với nhiều phiên bản thử nghiệm. Thiết bị được trang bị 4 camera, có tầm bay xa 11km và có sức tải 15kg, tương đương 9 quả đạn cối.
Trong tác chiến hiện đại, các loại UAV (Unmanned Aerial Vehicle - máy bay không người lái) mang theo lượng nổ thả vào vị trí quân địch cho thấy hiệu quả cao và chi phí thấp.
Bên cạnh việc có thể sử dụng như một UAV tấn công, hệ thống giá treo đa năng trên chiếc máy bay này còn khả dụng để thả túi đựng đồ cấp cứu tại những khu vực xa xôi hẻo lánh, địa bàn bị cô lập, chia cắt mà các phương tiện giao thông không thể tiếp cận được.
Trường hợpcần cứu hộ, cứu nạn trên địa hình sông nước, chiếc máy bay này cũng có thể mang theo 4 áo phao cứu sinh để thả chính xác xuống vị trí người gặp nạn.
Chiếc UAV có kích thước đủ gấp gọn trong một chiếc ba lô và chỉ mất 3 phút triển khai để sẵn sàng cất cánh. Khung thân máy bay rất nhẹ do hoàn toàn làm bằng vật liệu carbon. Các kỹ sư cho biết, điểm mấu chốt của những sản phẩm phục vụ mục đích quân sự chính là tự chủ hoàn toàn cả về phần cứng lẫn phần mềm điều khiển.
Hiện chếc drone nói trên đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Tại TP.HCM, một nhà máy sản xuất với quy mô lớn đang được triển khai xây dựng với công suất dự kiến khoảng 1.000 sản phẩm 1 năm. Đây là bước tiến lớn trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái tại Việt Nam.
Xuất khẩu sang Mỹ
Sputnik đã từng thông tin về UAV có tên Hera do nhóm của TS. Lương Quốc Việt nghiên cứu sản xuất.
Tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2022 vừa qua, gian hàng trưng bày drone Hera của nhóm kỹ sư Lương Quốc Việt nhận được sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Hiện Hera được bán tại thị trường Mỹ giá 58.000 USD/chiếc.
Theo giới thiệu của đơn vị sản xuất, Hera có thể bay không tải 56 phút, bay với tải một kg là 53 phút, đủ tải là 13 phút, trong phạm vi 11 km. Hera có thể làm nhiệm vụ trinh sát, tác chiến, cứu hộ cứu nạn, truyền tin, truyền thông, quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy, quét lidar lập bản đồ, dò phóng xạ, khí độc, mang thả vũ khí, thiết bị chữa cháy.
Tại triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, drone Hera được thiết kế để có thể mang theo bom phục vụ mục tiêu quân sự. Thông tin trên VnExpress, ông Việt cho hay, trong tháng 12/2022, Hera thực hiện bàn giao 10 drone cho đối tác ở Mỹ trong khi nhà máy tại TP.HCM đảm trách nhiệm vụ sản xuất công suất vào khoảng 1.000 UAV.
Đánh giá về drone Hera, lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ nhận định, Hera có nhiều tính năng vượt trội so với sản phẩm cùng loại, phù hợp cho công tác cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó tiếp cận như rừng núi, biển đảo như của Việt Nam.
Được biết, trước đó, Hera cũng đã giành giải nhì cuộc thi thiết bị Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an. UAV ‘made in Vietnam’ này đã dự hai triển lãm lớn ở Mỹ là Xponential 2022 (tại Orlando, Florida) và SOFIC 2022 (tại Tampa, Florida).