"Để duy trì quyền bá chủ và vì lợi ích của mình, Mỹ hết lần này đến lần khác lạm dụng kiểm soát xuất khẩu, chính trị hóa các vấn đề khoa học, kỹ thuật và thương mại", - nhà ngoại giao này nói.
Uông Văn Bân nhấn mạnh sự ép buộc kinh tế của các đồng minh và sự đàn áp ác ý đối với các công ty Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng các quy tắc thương mại thị trường, gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, cũng như chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
"Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình", - nhà ngoại giao nói thêm.
Trước đó, Bloomberg trích dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định thảo luận về việc hợp tác với các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hà Lan để hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ bán dẫn.
Tháng 12 năm ngoái, có thông tin cho Nhật Bản và Hà Lan có thể sớm công bố số biện pháp nhằm hạn chế việc bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc. Nhật Bản và Hà Lan được cho là đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cùng với Hoa Kỳ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến.
Bản chất của những hạn chế
Mỹ chủ trương hạn chế cung cấp các công nghệ liên quan đến chất bán dẫn cho Trung Quốc và mong nhận được sự ủng hộ của các đồng minh trong vấn đề này.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái đã thông báo Washington đã hạn chế cung cấp sản phẩm cho 28 công ty Trung Quốc để sản xuất siêu máy tính và chất bán dẫn. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng đã ký thành luật khoản cứu trợ trị giá 52,7 tỷ đô la cho các nhà sản xuất chất bán dẫn của Hoa Kỳ để củng cố vị thế của họ trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.