Chứng khoán Bản Việt của con gái nguyên Thủ tướng gặp khó do sự cố SCB-Vạn Thịnh Phát

Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã chứng khoán HoSE: VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng báo lãi quý 4 giảm 94% so với cùng kỳ, thấp nhất trong hơn 7 nămTheo đó, chốt đến 31/12/2022, VCSC báo lãi trước thuế 1.060 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ và hoàn thành chỉ 56% kế hoạch năm.
Sputnik
VCSC lưu ý, thị trường chứng khoán quý IV/2022 bị tác động mạnh bởi sự cố liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB “dẫn đến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn”. Theo đó, nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu doanh nghiệp và bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Lợi nhuận của Chứng khoán Bản Việt giảm

Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC; mã CK: VCI) của Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng (con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 cho thấy sự sụt giảm kết quả kinh doanh đáng chú ý.
Theo Chứng khoán Bản Việt, doanh thu hoạt động quý này đạt 796 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.
Trong cơ cấu doanh thu hoạt động kỳ này, phần lãi từ các tài sản tài chính thông qua lãi/lỗ (FVTPL) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng giảm 26% so với cùng kỳ và ở mức 369,2 tỷ đồng.
Trong đó, lãi từ bán các tài sản tài chính FVTPL đạt 433 tỷ đồng, tăng 18%, tuy nhiên, chênh lệnh đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL lại ghi nhận mức âm gần 104 tỷ đồng trong khi cùng kỳ mức chênh lệch là tăng 84 tỷ đồng.
Doanh thu môi giới quý IV/2022 giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ và ở mức 210 tỷ đồng. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 11% xuống còn 162 tỷ đồng.
Bản Việt cho biết, phần lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn đạt 27 tỷ đồng, tăng vọt so với mức chỉ 167 triệu đồng của cùng kỳ.
Ngoài ra, doanh thu từ vấn tài chính chỉ đạt vỏn vẹn 6,7 tỷ đồng, giảm đến 97% quý IV/2021.
Chi phí hoạt động ở mức hơn 518 tỷ đồng, tăng 58% so với quý IV/2021. Trong đó, lỗ bán tài sản tài chính lên đến 414 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Chi phí môi giới cũng gấp 2,2 lần lên mức 98 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính tăng vọt 70% lên mức 230 tỷ đồng chủ yếu do tăng khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ 2 tỷ đồng của cùng kỳ lên đến 106 tỷ đồng.
Kết quả, VCSC báo lãi sau thuế quý IV/2022 chỉ 28,4 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Chứng khoán Bản Việt kể từ quý III/2015.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VCI chốt phiên 17/1 ở mức 29.900 đồng/cổ phiếu.

Sự cố SCB, Vạn Thịnh Phát tác động đến tâm lý nhà đầu tư

Lũy kế cả năm 2022, Chứng khoán Bản Việt cho biết, doanh thu hoạt động đạt 3.156 tỷ đồng, giảm 15%.
Lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 1.060 tỷ đồng và 869 tỷ đồng, giảm 42,7% và 42,7% so với cùng kỳ.
Như vậy, công ty chỉ hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận trước thuế được ĐHĐCĐ thường niên thông qua hồi đầu năm.
Sau biến động trái phiếu An Đông-Vạn Thịnh Phát, Chứng khoán Tân Việt bị phạt nặng
Chốt tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản bằng tiền và tương đương tiền của Chứng khoán Bản Việt đạt 3.424 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần số đầu năm.
Các tài sản tài chính FVTPL giảm từ 1.221 tỷ đồng xuống còn 665 tỷ đồng. Trong danh mục FVTPL, trái phiếu chiếm phần lớn với 598 tỷ đồng (số đầu năm là 124 tỷ đồng).
Các khoản cho vay ở mức 5.279 tỷ đồng, trong đó, cho vay margin là 4.968 tỷ đồng, giảm 34%. Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) đạt 3.734 tỷ đồng, giảm 30%.
Trong đó, chứng khoán niêm yết chiếm tỷ trọng lớn với 511 tỷ đồng cổ phiếu KDH, 441 tỷ đồng cổ phiếu IDP…
Trước báo cáo kinh doanh này, Chứng khoán Bản Việt lưu ý, thị trường chứng khoán quý IV/2022 bị tác động mạnh bởi sự cố liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB “dẫn đến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn”.
Nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu doanh nghiệp và bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Những tác động tiêu cực cũng làm cho VN-Index cuối năm giảm 32,78% so với mức tăng 35,73% của cùng kỳ năm trước, qua đó ảnh hưởng đến việc đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính FVTPL của hoạt động tự doanh.
Thảo luận