"Sức ép dư luận yêu cầu gửi xe tăng Đức tới Ukraina đang gia tăng. Đây là điều Mỹ mong muốn. Nhưng bước đi như vậy sẽ là một sai lầm lịch sử", - nghị sĩ viết.
Theo bà, ở Đức đã hình thành cả một nhóm đảng phái ủng hộ việc nhanh chóng chuyển giao xe tăng cho Kiev, và có vẻ như chỉ có Thủ tướng Olaf Scholz và đảng SPD của ông ta là còn do dự.
Nghị sĩ chỉ ra rằng các quốc gia NATO khác cũng gây sức ép với Đức, yêu cầu ngoài những việc khác phải cho phép tái xuất xe tăng Đức.
“Họ muốn đưa Berlin vào lò lửa nhằm phá hoại đến cùng quan hệ Đức - Nga và lôi kéo Đức vào một cuộc chiến công khai giữa Nga và Đức để phục vụ cho lợi ích của chính bản thân họ”, - bà Dagdelen nhận định.
Đồng thời theo ý kiến của bà, Thủ tướng Scholz không muốn để Đức là nước đầu tiên "hứng đạn" từ Nga, nên cố náu mình sau "đối tác xuyên Đại Tây Dương" là Mỹ, tỏ ý chỉ sẵn sàng hành động cùng với Washington. Trong khi đó hiện tại không có gì cho thấy Hoa Kỳ sẽ cung cấp xe tăng Abrams cho Kiev.
"Trong những cuộc tranh luận này có thể phát hiện ra một điều nguy hiểm hạn chế chủ quyền của Đức. Đó là chính phủ nước này không thể tự mình quyết định về việc cung cấp hay không cung cấp xe tăng. Điều này sẽ gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của người dân Đức kể từ Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên Hoa Kỳ có đủ ảnh hưởng đối với các quốc gia NATO khác để đạt được kết quả mong muốn từ mỗi quốc gia này. Thực tế đó cũng áp dụng cho nước Đức", - bà Dagdelen nhận định.
Theo nữ nghị sĩ, Mỹ quyết định ép buộc các đồng minh phải hy sinh bản thân, mặc dù thực tế là những "sự vụ" như vậy thường được giao cho các chư hầu.
"Trong ý định được che đậy đó của Mỹ có thể đoán ra một điểm mới mang tính chiến lược trong quan hệ của nước này đối với Nga và Trung Quốc. Là một phần trong chính sách đối đầu mới nhằm vào khối Á-Âu của Nga và Trung Quốc, Đức và Nhật Bản phải trở thành thứ gì đó giống như bia đỡ đạn cho Mỹ - đó là những quốc gia ngoài tiền tuyến bị hạn chế chủ quyền", - tác giả tóm tắt bài viết.