Vào thứ Bảy tuần qua, lãnh đạo đảng Hard Deal cực hữu của Đan Mạch, Rasmus Paludan, đã đốt cuốn sách thánh của người Hồi giáo tại đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm, việc này trước đó đã được chính quyền Thụy Điển cho phép thực hiện. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng sau vụ đốt kinh Qu'ran, Thụy Điển không nên trông chờ vào sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc xin gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ cũng hủy cuộc gặp ba bên với Phần Lan và Thụy Điển. Nga cùng số các quốc gia khác đã lên án hành động này.
Thổ Nhĩ Kỳ chưa sẵn sàng cho một thỏa thuận
"Điều này chắc chắn làm chậm lại đáng kể, không chỉ việc hủy bỏ cuộc họp này, mà còn đối với cả tuyên bố của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình này đã bắt đầu ngay cả trước hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, có vẻ như một quyết định sẽ được đưa ra. Thật không may, có vẻ như phía Thổ Nhĩ Kỳ chưa sẵn sàng đồng ý", - ông Przydach nói.
Theo ông, trong số những lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO có cả lý do chính trị nội bộ.
"Một tập hợp của nhiều lý do. Các cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào năm nay. Mà trong chiến dịch bầu cử, những lập luận như vậy thường được sử dụng nhằm thể hiện lập trường vững chắc, đặc biệt là trong bối cảnh ví dụ như vụ đốt kinh Qu'ran này chẳng hạn", - Thứ trưởng Ba Lan nói.