Khai Hội Chùa Hương linh thiêng, vạn người chen chân lễ bái

MOSKVA (Sputnik) - Chùa Hương (hay Hương Sơn), quần thể văn hoá tôn giáo tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội. Ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày khai hội chính lễ hội Chùa Hương.
Sputnik
Năm nay, lễ hội chùa Hương kéo dài trong 3 tháng, từ ngày 23/1 (mùng 1 Tết và kết thúc vào ngày 23/4 (tức hết ngày 4/3 năm Quý Mão) với nhiều đổi mới đáng lưu ý.

Lễ hội Chùa Hương: Vạn người chen chân lễ bái

Hôm nay (ngày 27/1, tức mùng 6 tháng Giêng), chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) chính thức khai hội với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn, văn minh, thân thiện".
Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 23/1 đến hết ngày 23/4 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 4 tháng 3 năm Quý Mão).
Theo Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (tức Chùa Hương), với chủ đề “An toàn- Văn minh- Thân thiện" với nhiều đổi mới để đáp ứng được nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách về với miền đất Phật.
“Ban quản lý Lễ hội Chùa Hương đặc biệt chú trọng đến công tác quảng bá hình ảnh Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương thân thiện, mến khách”, đại diện Ban Quản lý cho biết.
Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn mở cửa đón khách từ 30 tháng Chạp. Được biết, có trên dưới 5.000 đò được hạ thủy để phục vụ nhu cầu đi lại. Ban Quản lý di tích cho biết tính đến ngày khai hội, lượng khách vượt trên 150.000 người.
Còn riêng trong ngày hội chính, Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn sẽ đón khoảng hơn 3-4 vạn lượt khách tham quan, trẩy hội, lễ bái Chùa Hương.
Trước đó, Mùa lễ hội năm 2021 và 2022 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chùa Hương lùi thời điểm đón khách và không tổ chức lễ khai hội.

Điểm nổi bật của lễ hội Chùa Hương năm nay

Thông tin đến báo chí, ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) cho biết, lễ hội Chùa Hương của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội năm 2023 có chủ đề là “Lễ hội An toàn - Văn minh - Thân thiện” sẽ diễn ra trong 3 tháng từ ngày, từ ngày 23/1/2023 đến hết ngày 23/4/2023, tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng Ba năm Quý Mão.
Ngày khai hội là ngày 27/1/2023, tức ngày mùng 6 tháng Giêng. Điểm nổi bật của lễ hội Chùa Hương năm 2023 là Ban tổ chức đổi mới hình thức bán vé tham quan và dịch vụ thuyền, đò từ hình thức truyền thống sang mô hình vé điện tử sang mô hình vé điện tử, sắp xếp lại các điểm bán vé, đảm bảo phù hợp, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về tham quan, trẩy hội.
“Điểm mới của Hội Chùa Hương năm nay là vé điện tử. Chúng tôi có cả chục lối kiểm soát vé được lắp đặt mới. Hệ thống kiểm soát vé qua mã QR trong ngày đầu hoạt động trơn tru, không có hiện tượng vé giả”, ông Nguyễn Bá Hiển thông tin.
Cải tiến thứ hai ở Chùa Hương là vận hành thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm, bến bãi xe để phục vụ du khách được thuận tiện, văn minh. Ban Quản lý cũng đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá về lễ hội về với Chùa Hương là Văn minh- An toàn và Thân thiện.
“Chúng tôi khuyến cáo đến du khách về thăm quan thắng cảnh cần chủ động về việc phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 theo khuyến cáo của ngành Y tế và chung tay giữ gìn môi trường ứng xử văn minh, lịch sự”, ông Hiển nói.
Ban Quản lý cho hay, số điện thoại hỗ trợ du khách được công khai tại các điểm trong khu vực lễ hội, trên dòng suối, và tại địa chỉ web lehoichuahuong.vn. Giá cả dịch vụ của Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương 2023 cũng có trên trang web lehoichuahuong.vn, đầy đủ.
Trao đổi vềcông tác chuẩn bị về sắp xếp đò thuyền phục vụ du khách, ông Nguyễn Bá Hiển cho biết, ban quản lý đã huy động và tuyên truyền cho bà con nhân dân trên 3.000 phương tiện đò thuyền và cũng tuyên truyền sơn màu xanh để đảm bảo thân thiện với môi trường.
Theo ghi nhận, phí tham quan chùa Hương và bảo hiểm đối với người lớn là 80.000 đồng một lượt, trẻ em 40.000 đồng. Giá dịch vụ xuồng đò hai chiều đi tuyến Hương Tích là 50.000 đồng một người, tuyến Long Vân - Tuyết Sơn 35.000 đồng. Giá vé cáp treo khứ hồi là 220.000 đồng một người.
Riêng về công tác đảm bảo an toàn thì Ban Quản lý cũng tuyên truyền mỗi thuyền đều có phao cứu sinh.
“Đặc biệt chúng tôi khuyến cáo người lái đò nhắc nhở du khác không nên đánh bài ăn tiền trên thuyền, gây phản cảm và không vức rác trên dòng suối để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường”, Trưởng Ban Quản lý nêu rõ.
Về vấn đề an toàn, có lực lượng Công an và lực lượng thanh tra giao thông đường thuỷ của thành phố cũng phối hợp với Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương làm tốt công tác đảm bảo an toàn trên dòng suối phục vụ du khách đi lễ hội Chùa Hương theo đúng chủ đề của lễ hội là “an toàn là hàng đầu”.
Trải nghiệm Tết Việt khó quên và vô giá

Ngừa bói toán, mê tín dị đoan ở Chùa Hương

Trong ngày khai hội, khu vực suối Yến, đền Trình, chùa Thiên Trù, lối lên động Hương Tích, khu vực cáp treo và tại các điểm tâm linh du khách chen chân di chuyển, lễ bái.
Ban Quản lý Khu di tích thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở hàng quán được sắp xếp trật tự; tình trạng bày biện hàng hóa chiếm dụng lối đi đã được hạn chế.
“Ban tổ chức thường xuyên kiểm tra các hoạt động văn hóa, phòng ngừa các tệ nạn bói toán, bán thẻ, mê tín dị đoan, bán thuốc nam giả không rõ nguồn gốc”, Ban Quản lý nhấn mạnh.
Trong khi đó, tại khu vực nội tự các chùa, động, các đoạn đường hẹp hoặc khu vực sâu không an toàn, lòng đường đi động Hương Tích… không bố trí các điểm kinh doanh.
Thông tin với báo giới, ông Đặng Văn Cảnh - Phó chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực phối hợp với các sở liên quan và hướng dẫn Công ty cổ phần Chùa Hương Xanh hoàn thiện đề án xây dựng xác định hướng tuyến, lộ trình và giá vận chuyển xe điện để tạo điều kiện cho du khách đảm bảo văn minh an toàn lịch sự.
Ngoài ra, UBND huyện Mỹ Đức đã phối hợp với Sở Du lịch tổ chức học tập triển khai đến cán bộ công nhân viên chức Ban quản lý thắng cảnh hương sơn và nhân dân trên địa bàn xã Hương Sơn về Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch, Luật giao thông đường thuỷ nội địa, quy chế tổ chức lễ hội, văn hoá ứng xử, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, về công tác phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng trong lễ hội.
Đi đòi nợ đêm 30 Tết, nữ giang hồ bị bắn chết
“Do công tác chuẩn bị chu đáo, Lễ hội chùa Hương diễn ra an toàn, văn minh. Công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội cũng được chú trọng như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, mê tín dị đoan. Khách tham quan được hướng dẫn dâng lễ đúng nơi quy định”, nhà chức trách cho biết.
Thảo luận